- Đất dốc tụ và đất phù sa sông suối trong các thung lũng (DL): là loại đất phì nhiêu, tầng dày, màu nâu, thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha với thịt
c) Mối liên hệ giữa mức độ phá huỷ sinh cảnh rừng với thu nhập và trình
độ học vấn
Chúng tôi đã sử dụng chương trình SPSS để kiểm tra tính độc lập và phân tích phương sai, với các cặp nhân tố: Mức độ phá huỷ sinh cảnh và Thu nhập,
Mức độ phá huỷ sinh cảnh và Trình độ học vấn. Tại xã Ba Lòng hầu như không còn hiện tượng phá rừng làm nương rẫy nên chúng tôi dùng lệnh: Data/Select cases để loại bỏ dữ liệu liên quan đến xã Ba Lòng. Để kiểm tra tính độc lập theo tiểu chuẩn 2
, chúng tôi chia nhân tố “Mức độ phá huỷ sinh
cảnh” làm 4 mức theo kết quả phân loại diện tích đất nông nghiệp (xã Húc Nghì): Không (< 0,1ha); Ít (0,1-1ha); Trung bình (1,1-2ha); Nhiều (2,1-3ha); Rất nhiều(>3,1ha). Kết quả như sau:
Với cặp nhân tố “Mức độ phá huỷ sinh cảnh và Thu nhập”: sử dụng tiêu
chuẩn 2
để kiểm tra mối liên hệ này, với giả thuyết Ho là: Thu nhập không liên quan đến mức độ phá huỷ sinh cảnh, cho kết quả: 2
= 2,617, d.f = 8, p = 0,956 > 0,05 (Bảng 1.6.2- Phụ lục 2). Khi đó: giả thuyết H0 được chấp nhận, điều này đồng nghĩa với việc kết luận rằng: Mức độ phá huỷ sinh cảnh sống
không liên quan đến tình trạng đói nghèo của người dân xã Húc Nghì.
Tiếp tục kiểm tra giả thuyết H0, bằng việc tiến hành phân tích phương sai một nhân tố, cho kết quả: F= 0,002, d.f = 2, p = 0,998 > 0,05 (Bảng 2.6.2-
Phụ lục 2). Khi đó: giả thuyết H0 được chấp nhận, điều này đồng nghĩa với việc kết luận rằng: Mức độ phá huỷ sinh cảnh sống không liên quan đến tình trạng đói nghèo của người dân xã Húc Nghì.
Với cặp nhân tố “Mức độ phá huỷ sinh cảnh và Trình độ học vấn”: sử dụng
tiêu chuẩn 2
để kiểm tra mối liên hệ này, với giả thuyết Ho là: Trình độ học vấn không liên quan đến mức độ phá huỷ sinh cảnh, cho kết quả: 2
= 6,94, d.f = 8, p = 0,543 > 0,05 (Bảng 1.7.2- Phụ lục 2). Khi đó: giả thuyết H0 được chấp nhận, điều này đồng nghĩa với việc kết luận rằng: Mức độ phá huỷ sinh
cảnh sống không liên quan đến trìnhđộ học vấn của người dân xã Húc Nghì.
Tiếp tục kiểm tra giả thuyết H0, bằng việc tiến hành phân tích phương sai một nhân tố, cho kết quả: F= 0,272, d.f = 2, p = 0,762 > 0,05 (Bảng 2.7.2- Phụ lục 2). Khi đó: giả thuyết H0 được chấp nhận, điều này đồng nghĩa với việc kết luận rằng:Mức độ phá huỷ sinh cảnh sống không liên quan đến trình
độ học vấn của người dân xã Húc Nghì.
Điều này một lần nữa khẳng định rằng; phá rừng làm nương rẫy không liên quan đến kinh tế cũng như trình độ học vấn của người dân, mà đây là truyền thống văn hoá của người Vân Kiều tại địa phương.
4.6.2. Kiến thức bản địa về săn bắt, sử dụng và bảo vệ tài nguyên thú hoang dã
Kiến thức bản địa là kiến thức mà người dân ở một cộng đồng đã tạo nên và đang phát triển dần theo thời gian. Kiến thức này được dựa trên kinh nghiệm, thường xuyên được kiểm nghiệm qua hàng thế kỷ sử dụng, thích nghi với đặc điểm văn hoá và môi trường, năng động và đang thay đổi(Viện Kinh tế Sinh thái, 2000).
Tìm hiểu kiến thức bản địa liên quan đến tài nguyên thú sẽ giúp ích cho việc đưa ra các biện pháp quản lý bảo tồn tài nguyên thú nói riêng và tài nguyên sinh vật ở địa phương một cách hữu hiệu hơn.