Mối liên hệ giữa hoạt động săn bắt, buôn bán động vật rừng với thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học thứ tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị làm cơ sở khoa học cho các giải pháp quản lý bảo tồn​ (Trang 77 - 79)

- Đất dốc tụ và đất phù sa sông suối trong các thung lũng (DL): là loại đất phì nhiêu, tầng dày, màu nâu, thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha với thịt

a) Mối liên hệ giữa hoạt động săn bắt, buôn bán động vật rừng với thu

nhập và thành phần dân tộc

Nguyên nhân chính của hoạt động săn bắt theo chúng tôi là do mức sống của người dân trong khu vực còn thấp và săn bắn là truyền thống của người dân bản địa. Chúng tôi đã sử dụng chương trình SPSS để kiểm tra tính độc lập và phân tích phương sai, với các cặp nhân tố: Mức độ săn bắt và Thu nhập,

Mức độ săn bắt và Thành phần dân tộc.Ở đây nhân tố “Thu nhập” chia làm 3

mức theo kết quả phân loại kinh tế hộ gia đình: Nghèo (<200.000đ/người/tháng), Trung bình (200.000- 350.000đ/người/tháng) và Khá (> 350.000đ/người/tháng). Thu nhập từ săn bắt/năm là chỉ tiêu phản ánh mức độ săn bắt, bởi vì người dân bản địa săn bắt chủ yếu để bán. Tuy nhiên để kiểm tra tính độc lập theo tiểu chuẩn 2

, chúng tôi chia nhân tố “Mức độ săn bắt” làm 5 mức theo kết quả phân loại thu nhập từ săn bắt/năm: Không (<

99.999 đồng), Thấp (100.000- 999.999 đồng), Trung bình (1.000.000- 1.999.999 đồng), Mạnh (2.000.000 - 3.999.999 đồng) và Rất mạnh (>4.000.000đồng). Kết quả cho thấy:

Với cặp nhân tố “Mức độ săn bắt và thu nhập”: sử dụng tiêu chuẩn 2

để kiểm tra mối liên hệ này, với giả thuyết Ho là: Thu nhập không liên quan đến mức độ săn bắt, cho kết quả: 2

= 23,225, d.f = 8, p = 0,003 < 0,05 (Bảng 1.1.2- Phụ lục 2). Khi đó: giả thuyết H0bị bác bỏ, điều này đồng nghĩa với việc kết luận rằng:Mức độ săn bắt có liên quan đến tình trạng đói nghèo của người dân 2 xã Húc Nghì và Ba Lòng.

Để xem mối liên hệ này như thế nào, tiến hành phân tích phương sai một nhân tố, cho kết quả: F= 0,302, d.f = 2, p = 0,74 > 0,05 (Bảng 2.1.2- Phụ lục 2). Khi đó: giả thuyết H0được chấp nhận, điều này đồng nghĩa với việc kết luận rằng: Mức độ săn bắt không liên quan đến tình trạng đói nghèo của người dân 2 xã Húc Nghì và Ba Lòng. Tuy nhiên,ở Bảng 2.1.2- Phụ lục2 cho thấy các hộ nghèo (158/180hộ) có mức độ săn bắt cao hơn (Thu nhập trung bình từ săn bắt : 732.278 đồng/hộ/năm). Có sự mâu thuẫn giữa 2 phương

pháp trên, theo chúng tôi là do quá trình tổ chức biến “thu nhập“theo kết quả phân loại hộ gia đình chưa phù hợp về mặt lý thuyết thống kê; Phân loại hộ gia đình làm 3 loại là ít và việc quy định các hộ nghèo là hộ có thu nhập < 200.000đồng/tháng/người sẽ cho kết quả 158 hộ là quá nhiều so với dung lượng mẫu 180 hộ. Tuy nhiên việc phân loại như vậy lạiphù hợp với quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn hộ nghèo. Nhưvây; thu nhậpcủa ngườidân trong khu vựccòn thấphơn nhiềuso vớimặt bằng chung ởViệt Nam.

Với cặp nhân tố “Mức độ săn bắt và thành phần dân tộc”: sử dụng tiêu

chuẩn 2

để kiểm tra mối liên hệ này, với giả thuyết Holà: Thành phần dân tộc không liên quan đến mức độ săn bắt, cho kết quả: 2

= 19,974, d.f = 4, p = 0,01 < 0,05 (Bảng 1.2.2- Phụ lục2). Khi đó: giả thuyết H0bị bác bỏ, điều này đồng nghĩa với việc kết luận rằng: Mức độ săn bắt có liên quan đến thành phần dân tộc.

Để xem mối liên hệ này như thế nào, tiến hành phân tích phương sai một nhân tố, cho kết quả: F= 7,165, d.f = 2, p = 0,008 > 0,05 (Bảng 2.2.2- Phụ lục 2). Khi đó: giả thuyết H0 bị bác bỏ, điều này đồng nghĩa với việc kết luận rằng: Mức độ săn bắt có liên quan đến thành phần dân tộc. Bảng 2.2.1- Phụ lục 2 cho thấy: Các hộ dân tộc Kinh có mức độ săn bắt cao hơn các hộ dân

tộc Vân Kiều. Điều này được giải thích bởi các hộ người Kinh có tiềm lực kinh tế hơn để đầu tư cho việc đi săn, trong khi đó người Vân Kiều lại có

phong tục truyền thống kiểm soát hoạt động săn bắt (được mô tả chi tiết ở mục 3.5.2), ngoài ra người Kinh thường bán được động vật hoang dã với giá cao và ít bị con buôn ép giá so với người Vân Kiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học thứ tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị làm cơ sở khoa học cho các giải pháp quản lý bảo tồn​ (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)