Mối liên hệ giữa mức độ gây nhiễu loạn rừng với thu nhập, thành phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học thứ tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị làm cơ sở khoa học cho các giải pháp quản lý bảo tồn​ (Trang 79 - 81)

- Đất dốc tụ và đất phù sa sông suối trong các thung lũng (DL): là loại đất phì nhiêu, tầng dày, màu nâu, thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha với thịt

b) Mối liên hệ giữa mức độ gây nhiễu loạn rừng với thu nhập, thành phần

dân tộc và số lượng gia súc nuôi

Ở thời điểm hiện tại, người dân hay hộ gia đình nào càng tiến hành nhiều các hoạt động gây nhiễu loạn sinh cảnh sống của thú rừng thì mức độ hiểu biết của họ về các loài thú rừng càng nhiều. Hay chỉ tiêu: “số loài thú mà chủ

hộ trong độ tuổi lao động biết” có thể phản ánh mức độ gây nhiễu loạn sinh

cảnh sống của các loài thú. Chúng tôi đã sử dụng chương trình SPSS để kiểm tra tính độc lập và phân tích phương sai, với các cặp nhân tố: Mức độ gây

nhiễu loạn và Thu nhập, Mức độ gây nhiễu loạn và Thành phần dân tộc, Mức độ gây nhiễu loạn và Số lượng gia súc. Ở đây chủ hộ trong độ tuổi lao động được xác định là các chủ hộ có tuổi nhỏ thua và bằng 60 (chúng tôi dùng lệnh: Data/Select cases để loại bỏ dữ liệu liên quan đến tuổi của chủ hộ lớn hơn 60). Để kiểm tra tính độc lập theo tiểu chuẩn 2

, chúng tôi chia nhân tố “Mức độ gây nhiễu loạn” làm 4 mức theo kết quả phân loại số loài thú mà chủ hộ

biết: Thấp(0-9loài), Trung bình(10-19loài), Mạnh(20-29loài) và Rất mạnh(>30loài). Kết quả như sau:

Với cặp nhân tố “Mức độ gây nhiễu loạn và thu nhập”: sử dụng tiêu chuẩn

2

để kiểm tra mối liên hệ này, với giả thuyết Holà: Thu nhập không liên quan đến mức độ gây nhiễu loạn, cho kết quả: 2

= 8,15, d.f = 3, p = 0,043 < 0,05 (Bảng 1.3.2- Phụ lục 2). Khi đó: giả thuyết H0bị bác bỏ, điều này đồng nghĩa với việc kết luận rằng: Mức độ gây nhiễu loạn sinh cảnh sống có liên quan

đến tình trạng đói nghèo của người dân 2 xã Húc Nghì và Ba Lòng.

Để xem mối liên hệ này như thế nào, tiến hành phân tích phương sai một nhân tố, cho kết quả: F= 8,119, d.f = 1, p = 0,005 < 0,05 (Bảng 2.3.2- Phụ lục

2). Khi đó: giả thuyết H0 bị bác bỏ, điều này đồng nghĩa với việc kết luận rằng: Mức độ gây nhiễu loạn sinh cảnh sống có liên quan đến tình trạng đói

nghèo của người dân 2 xã Húc Nghì và Ba Lòng. Ở Bảng 2.3.1- Phụ lục 2 cho thấy: Các hộ nghèo có mức độ gây nhiễu loạn sinh cảnh sống của thú cao hơn. Điều này một lần nữa khẳng định rằng: hộ gia đình nào càng nghèo thì cuộc sống của họ càng phụ thuộc nhiều vào tài nguyên rừng, họ phải thường xuyên vào rừng tìm kiếm tài nguyên để duy trì cuộc sống thường nhật.

Với cặp nhân tố “Mức độ gây nhiễu loạn và Thành phần dân tộc”: sử dụng

tiêu chuẩn 2

để kiểm tra mối liên hệ này, với giả thuyết Ho là: Thành phần dân tộc không liên quan đến mức độ gây nhiễu loạn, cho kết quả: 2

= 8,951, d.f = 3, p = 0,03 < 0,05 (Bảng 1.4.2- Phụ lục 2). Khi đó: giả thuyết H0bị bác bỏ, điều này đồng nghĩa với việc kết luận rằng: Mức độ gây nhiễu loạn sinh

cảnh sống liên quan đến thành phần dân tộc.

Để xem mối liên hệ này như thế nào, tiến hành phân tích phương sai một nhân tố, cho kết quả: F= 6,783, d.f = 1, p = 0,01 < 0,05 (Bảng 2.4.2- Phụ lục 2). Khi đó: giả thuyết H0 bị bác bỏ, điều này đồng nghĩa với việc kết luận rằng: Mức độ gây nhiễu loạn sinh cảnh sống có liên quan đến thành phần dân

tộc. Ở Bảng 2.4.1- Phụ lục 2 cho thấy: Các hộ người dân tộc Vân Kiều có

mức độ gây nhiễu loạn sinh cảnh sống cao hơn. Điều này cũng đồng nghĩa rằng: các hộ người Vân Kiều nghèo hơn các hộ người Kinh.

Với cặp nhân tố “Mức độ gây nhiễu loạn và số lượng gia súc”: sử dụng tiêu

chuẩn 2

để kiểm tra mối liên hệ này, với giả thuyết Holà: Số lượng gia súc không liên quan đến mức độ gây nhiễu loạn, cho kết quả: 2

= 50,639, d.f = 27, p = 0,004 < 0,05 (Bảng 1.5.2- Phụ lục2). Khi đó: giả thuyết H0bị bác bỏ, điều này đồng nghĩa với việc kết luận rằng: Mức độ gây nhiễu loạn sinh cảnh

Để xem mối liên hệ này như thế nào, tiến hành phân tích phương sai một nhân tố, cho kết quả: F= 3,507, d.f = 9, p = 0,001 < 0,05 (Bảng 2.5.2- Phụ lục 2). Khi đó: giả thuyết H0 bị bác bỏ, điều này đồng nghĩa với việc kết luận rằng: Mức độ gây nhiễu loạn sinh cảnh sống có liên quan đến số lượng đàn gia súc. Ở Bảng 2.5.1- Phụ lục 2, cho thấy: Hộ gia đình nào có nhiều gia súc

thì có mức độ gây nhiễu loạn sinh cảnh sống cao hơn. Điều này cũng đồng nghĩa rằng: việc thả rông gia súc trong rừng đã gây nhiễu loạn sinh cảnh sống của thú hoang dã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học thứ tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị làm cơ sở khoa học cho các giải pháp quản lý bảo tồn​ (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)