- Đất dốc tụ và đất phù sa sông suối trong các thung lũng (DL): là loại đất phì nhiêu, tầng dày, màu nâu, thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha với thịt
92. Nesolagus timminsi Averianov et al.,
2000
Thỏ vằn + +
Tổng: 92 loài; 62 giống; 28 họ và 10 bộ 43a, 60b, 66c, 82d
55 58 15
Ghi chú: (TL)–Tài liệu; a-Le Trong Trai et al 1999, b-Đặng Huy Phương 2005, c-Đặng
Huy Huỳnh và Nguyễn Mạnh Hà 2005, d-Nguyễn Xuân Đặng và cs 2007, (PV) – Phỏng vấn, (MV)–Mẫu vật, (QS) –Quan sát.
Từ danh lục thú đã lập được cho thấy; thành phần phân loại thú ở KBTTN ĐaKrông bao gồm 92 loài thuộc 62 giống, 28 họ và 10 bộ. Danh lục này chắc
chắn chưa phải là danh lục đầy đủ nhất, vì các nhóm thú nhỏ(dơi, gậm nhấm, thú ăn sâu bọ,…) còn ít được nghiên cứu. Tuy nhiên, danh lục này đã bao hàm những loài thú quan trọng của các hệ sinh thái rừng ở KBTTN ĐaKrông.
4.2. GIÁ TRỊ BẢO TỒN CỦA KHU HỆ THÚ Ở KHU BẢO TỒNTHIÊN NHIÊN ĐAKRÔNG THIÊN NHIÊN ĐAKRÔNG
Giá trị bảo tồn của khu hệ thú được đánh giá qua tính đa dạng loài của khu hệ và số lượng các loài có giá trị bảo tồn cao (các loài đang bị đe doạ diệt vong trong nước cũng nhưtrên thế giới, các loàiđang được pháp luật quốc gia bảo vệ và các loài đặc hữu hẹp). Ngoài ra, giá trị bảo tồn của khu hệ thú còn được đánh giá qua độ phong phú của các quần thể loài thú mà sự tồn tại của chúng là một trong các lý do để khu bảo tồn được thành lập.
4.2.1. Tính đa dạng loài
Theo Lê Vũ Khôi (2000), toàn Việt Nam có 252 loài thú thuộc 40 họ và 14 bộ. Như vậy khu bảo tồn thiên nhiên ĐaKrông chiếm 36,51 % tổng số loài, 70% tổng số họ và 71,43% tổng số bộ thú của Việt Nam. Đây là một tỷ lệ khá cao nói lên giá trị bảo tồn cao của khu hệ thú ở KBTTN ĐaKrông.
Để thấy được tầm quan trọng của KBTTN ĐaKrông trong vùng Bắc Trung Bộ về mặt đa dạng phân loại thú, chúng tôi so sánh thành phần phân loại thú của KBTTN ĐaKrông với2vườn quốc gia; Pù Mát và Phong Nha-nơi mà hệ sinh thái rừng kínthường xanh nhiệt đới và á nhiệt đới cũngchiếm ưu thế như tại KBTTN ĐaKrông(bảng4.2.1 và bảng4.2.2).
Bảng 4.2.1. Cấu trúc thành phần phân loại thú ở KBTTN Đa Krông, VQG Pù Mát và VQG Phong Nha T T Tên khoa học Tên phổ thông Số họ Số giống Số loài (1) (2) (3) (1) (2) (3) (1) (2) (3)
1 Insectivora Bộ Ăn sâu bọ 1 1 2 1 2 3 1 2 3
2 Scandentia Bộ Nhiều răng 1 1 1 1 1 1 1 1 2
3 Dermoptera Bộ Cánh da 1 1 1 1 1 1 1 1 1
4 Chiroptera Bộ Dơi 5 6 5 10 16 20 23 39 43
5 Primates Bộ Linh trưởng 3 3 3 5 5 5 8 9 10
6 Carnivora Bộ Ăn thịt 6 6 6 19 22 22 24 31 28
7 Proboscidea Bộ Voi 1 1 1
8 Artiodactyla Bộ Guốc chẵn 4 4 4 8 8 8 8 10 9
9 Pholidota Bộ Tê tê 1 1 1 1 1 1 2 2 2
10 Rodentia Bộ Gậm nhấm 5 5 5 14 16 16 22 34 31
11 Lagomorpha Bộ Thỏ 1 1 1 2 2 2 2 2 3
Tổng 28 30 29 62 75 79 92 132 132
(1) Khu bảo tồn thiên nhiên ĐaKrông- theo Nguyễn ĐắcMạnh, 2008; (2)Vườn quốc gia Pù Mát- theo SFNC, 2004;
(3)Vườn quốc gia Phong Nha- theo Meijboom.M và Hồ Thị Ngọc Lanh,2002
Mặc dù sự so sánh này không hoàn toàn phù hợp vì mức độ nghiên cứu khu hệ thú ở KBT và các VQG là không giống nhau, nhưng bảng 4.2.1 cũng cho thấy khu hệ thú ở KBTTN ĐaKrông có số bộ và số họ tương đương với số bộ và số họ của các vườn quốcgia so sánh(KBTTN ĐaKrông không có bộ Voi, chưa phát hiện thấy họ Dơi bao đuôi, họ Chuột voi), số giống và số loài thấp hơn (khoảng trên 75% số giống và gần 70% số loài).
Về cấu trúc thành phần loài, cả 3 khu bảo tồn đều có đặc điểm giống nhau là; bộ Dơi, bộ Gậm nhấm và bộ Ăn thịtlà các bộ có số loài cao, bộ Ăn sâu bọ, bộ Nhiều răng, bộ Cánh da, bộ Tê tê, bộ Thỏ là các bộ có số họ, số giống và số loài rất ít, bộ Linh trưởng, bộ Guốc chẵn là các bộ có số loài trung bình. Cấu trúc thành phần loài thú như vậylà phổ biến đối với các hệ sinh thái rừng thường xanhnhiệt đới và á nhiệt đới ở nước ta.
Chỉ số đa dạng phân loại học thú (Si) ở các KBT so sánh được thể hiện ở bảngsau:
Bảng 4.2.2. Chỉ số đa dạng phân loại học (Si)
i KBT Diện tích (ha) Si Các chỉ số trung bình của ba KBT Số bộtb Số họtb Số giốngtb Số loàitb 1 KBT Đa Krông 37.640 -0,43 10,33 29 72 118,67 2 VQG Pù Mát 91.213 0,25 3 VQG Phong Nha 85.754 0,18
Như vậy, về mặt đa dạng phân loại học thú KBTTN ĐaKrông thua kém nhiều so với hai vườn quốc gia; Pù Mát và Phong Nha. Điều này cũng dễ hiểu, bởi diện tích của KBTTN ĐaKrông nhỏ thua gấp 2-3 lần diện tích của hai VQG so sánh.
4.2.2. Các loài thú có giá trị bảo tồn cao tại khu bảo tồn thiên nhiênĐaKrông ĐaKrông
Từ danh lục thú khu bảo tồn thiên nhiên ĐaKrôngđã xây dựng (bảng4.1.1) chúng tôi đã lọc ra các loài có giá trị bảo tồn cao. Danh lục các loài này được thể hiện ởbảng 4.2.3.
Bảng 4.2.3. Các loài thú có giá trị bảo tồn cao được ghi nhận ở KBT ĐaKrông
TT Tên khoa học Tên phổ thông
DLĐIUCN IUCN
SĐVN NĐ32 Đặc hữu
1 Cynocephalus variegatus Chồn dơi EN IB