- Đất dốc tụ và đất phù sa sông suối trong các thung lũng (DL): là loại đất phì nhiêu, tầng dày, màu nâu, thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha với thịt
a) Kiến thức bản địa về săn bắt thú rừng
Để săn bắt thú thợ săn ở đây đã sử dụng các biện pháp: súng, nỏ, bẫy đập, bẫy cần giật, bẫy thòng lọng, bẫy lao, và bẫy lồng tuỳ thuộc vào nhóm thú định săn bắt và mục đích bắt của họ. Sử dụng nỏ, bẫy lao và bẫy đập là hình thức săn bắt cổ nhất; mũi tên sử dụng nỏ thường tẩm thuốc độc, bẫy lao kết hợp với hầm chông để tăng hiệu quả bẫy bắt. Trong chiến tranh cũng như một thời gian dài sau chiến tranh cho đến đầu những năm 2000, sử dụng súng là hình thức săn thú phổ biến nhất bởi hiệu quả săn cao và thợ săn dễ dàng kiếm được súng tồn đọng sau chiến tranh. Bẫy lồng thường sử dụng khi săn các loài thú để làm cảnh. Hiện nay, hình thức săn bắt phổ biến nhất là sử dụng bẫy cần giật đối với các loài thú lớn và bẫy thòng lọng đối với các loài thú nhỏ. Chúng tôi đã cùng thảo luận với thợ săn địa phương và tìm ra kiến thức bản địa trong săn bắt thú:Sử dụng bẫy cần giật bắt khỉ ra phá hoại hoa màu.
Để làm dây bẫy cần giật thợ săn dùng dây phanh xe đạp. Tuy nhiên các loài Khỉ khimắc bẫy có thể tự tháo ra được, do các ngón tay linh hoạt của chúng. Do đó phương thức bẫy cần giật đã được họ cải tiến để hạn chế sự thoát khỏi bẫy của các con khỉ bằng cách; đầu dây bẫy dưới đất thắt nút 3 vòng liên tiếp sẽ tạo thành các mấu cố định và phù hợp với độ lớn khác nhau của tay chân các cá thể khỉ. hoặc họ buộc thêm một dây phụ cố định xuống đất để khi cần bẫy bật lên thì dây này kéo ngược trở lại. Khi đó các loài khỉ không thể dùng tayđể tuốt dây bẫy ra được.