- Đất dốc tụ và đất phù sa sông suối trong các thung lũng (DL): là loại đất phì nhiêu, tầng dày, màu nâu, thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha với thịt
c) Kiến thức bản địa về bảo vệ tài nguyên thú
Không có những quy định riêng về bảo vệ tài nguyên thú, chỉ có một số quy định và phong tục liên quan đến bảo vệ tài nguyên rừng nói chung trong đó có nhóm thú. Đây chính là bản sắc văn hoá của người dân tộc Vân Kiều tại KBTTN ĐaKrông.
Chúng tôi đã cùng thảo luận với thợ săn địa phương để tìm ra kiến thức bản địa trong bảo vệ tài nguyên thú: Cúng rừng sau thu hoạch nương rẫy& mùa khai thác thú.
Sau khi thu hoạch hoa màu trên nương rẫy và chuẩn bị phát nương rẫy mới thì phải cúng trời, cúng rừng để xin phát thêm nương rẫy, xin săn các con thú trong rừng và cảm ơn trời đã cho họ một vụ bội thu. Đây là công việc của cả làng, lễ cúng hàng năm là một con lợn nhưng sau 5 năm được mùa liên tiếp họ sẽ cúng một con trâu. Họ lập đàn cúng ở 2 địa điểm; ở bìa rừng và ở bờ
suối, tiến hành giết mổ lợn/trâu tại khu vực đàn cúng, nấu chín làm vật cúng. Khi cúng xong, họ tiến hành xử lý đồ cúng; trước đây họ ăn tập thể ở khu vực cúng nhưng chỉ có nam giới tham gia, bây giờ thì chia theo khẩu phần đóng góp. Mỗi nhân khẩu đóng ít nhất 20.000 đồng để mua đồ cúng rồi sau đó được chia phần. Đây là quy định của thôn bản nên nhà nào cũng phải đóng góp kể cả nhà không có nương rẫy. Họ quan niệm rằng; đóng góp nhiều thì rừng sẽ cho nhiều lúa ngô và con thú, nếu không đóng góp gia đình sẽ hay xảy ra bệnh tật hoặc tai nạn khi đi rừng.