Săn bắt và buôn bán động vật hoang dã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học thứ tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị làm cơ sở khoa học cho các giải pháp quản lý bảo tồn​ (Trang 61 - 62)

- Đất dốc tụ và đất phù sa sông suối trong các thung lũng (DL): là loại đất phì nhiêu, tầng dày, màu nâu, thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha với thịt

a) Săn bắt và buôn bán động vật hoang dã

Săn bắt động vật hoang dã là hoạt động truyền thống của người dân tại đây. Tuy nhiên thợ săn không chỉ là người dân địa phương mà có cả những người từ nơi khác đến. Có thợ săn đến từ Quảng Bình, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế,… Thực hiện các hoạt động săn bắt chủ yếu là nam giới và họ bắt tất cả các loài động vật mỗi khi có cơ hội. Hoạt động săn bắt diễn ra ở khắp mọi nơi từ rừng già, rừng phục hồi và cả khu vực nương rẫy.

Hoạt động này diễn ra quanh năm, tuy nhiên diễn ra mạnh nhất trong mùa đông (từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau) khi động vật rừng có tầm hoạt động rộng và mùa này con thú thường béo hơn. Mùa này người dân cũng có nhiều thời gian nhàn rỗi hơn.

Dùng súng săn bắt hầu như không còn xảy ra, phương thức bẫy bắt chủ yếu hiện nay là dùng bẫy dây phanh. Loại bẫy này đơn giản, dễ làm, rẻ tiền nhưng có thể bắt nhiều loại thú rừng. Loại bẫy này được dùng phổ biến từ năm 1996 trở lại đây do những thợ săn chuyên nghiệp- là người Kinh từ nơi khác đến dạy cho thợ săn địa phương.

Nhóm loài; Nai, Mang, Lợnrừng, Trút, Nhím, Don, và các loài Cầy bị săn bắt nhiều hơn bởi nhu cầu thị trường cao. Ngoài ra người dân ở đây còn bắt các loài Khỉ bằng cách đặt hàng trăm cái bẫy cần giật xung quanh nương rẫy để bảo vệ lúa, hoa màu. Các loài thú bắt được chủ yếu để bán, họ chỉ dùng làm thực phẩm khi con thú đã chết hoặc bị con buôn ép giá. Mua các sản phẩm này làngười Kinh trong vùng rồi sau đóhọbán lại cho các chủ lớn ở thị trấn Krông Klang, thị xã Đông Hà, Quảng Trị. Con buôn mua các sản phẩm

của thợ săn với giá: Nai- 45.000đ/kg, Mang- 40.000đ/kg, Lợn rừng- 60.000đ/kg, Nhím-200.000đ/kg, Don-150.000đ/kg, Trút-2.000.000đ/kg,…

Chính việc săn bắt thường xuyên của thợ săn đã làm cho số lượng thú rừng suy giảm nhanh chóng, các loài thú có xu hướng di chuyển đến các vùng núi cao hơn, xa khu dân cư hơn. Thậmchí nhiều loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng cục bộ như; Bò tót, Sao la, Sơn dương. Tình trạng buôn bán động vật hoang dã trong vùng là nhân tố kích thích mạnh các hoạt động săn bắt động vật trái phép trong khu bảo tồn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học thứ tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị làm cơ sở khoa học cho các giải pháp quản lý bảo tồn​ (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)