(2 đực ,4 cái ,2 gần trưởng thành)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học thứ tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị làm cơ sở khoa học cho các giải pháp quản lý bảo tồn​ (Trang 55 - 58)

- Đất dốc tụ và đất phù sa sông suối trong các thung lũng (DL): là loại đất phì nhiêu, tầng dày, màu nâu, thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha với thịt

8 (2 đực ,4 cái ,2 gần trưởng thành)

gần trưởng thành)

Đồi Hai Vú- Triệu Nguyên Nguyễn Hải Hà và cs (2004) 48Q- 0713471 ; UTM- 1842967 9 (2 đực, 4 cái, 3 gần trưởng thành) Khe Bản Cấm- Ba Lòng Nguyễn Hải Hà và cs (2004) 48Q- 0713939 ; UTM- 1843199 Bộ xương Bò tót Khe Bản Cấm- Ba Lòng Nguyễn Hải Hà và cs (2004) ? 1 xác Bò tót Trừ Lấu – Triệu Nguyên Minh Thắngvà cs (2006) ? 7 Trừ Lấu- Triệu Nguyên Hà Linh (2007)

Kết quả khảo sát theo các tuyến ở hai xã Ba Lòng và Húc Nghì chúng tôi đều không bắt gặp Bò tót. Theo chúng tôi, nguyên nhân có thể là: đàn bò tót đã bị bắn tỉa nhiều lần nên rất cảnh giác với con người, ngoài ra vùng hoạt động của chúng rộng trong khi chúng tôi chỉ điềutra theo 6 tuyến với tổng chiều dài 25,6 km trong thờigian 8 ngày. Tuy nhiên, từ những thông tin ởbảng4.3.1 và thông tin phỏng vấn thợ săn chúng tôi khẳng định rằng: tại KBTTN ĐaKrông, còn một quần thểbò tót (dưới 10 cá thể),sinh sống ở khu vực phía Bắc sông Thạch Hãn (vùng rừng giáp ranhcác xã; Triệu Nguyên, Ba Lòng và Cam Chính).

4.3.2. Mang lớn(Megamuntiacus vuquangensis)

- Yêu cầu sinh thái: Mang lớn hoạt động ban đêm, sống đơn lẻ, chỉ ghép đôi trong thời kỳ động dục. Mang lớn sống ở những khu rừng tốt, những nơi có

độ dốc lớn và gần nguồn nước (thợ săn Hồ Văn Thu, 2008). Có 3 kiểu thảm thực vật trong KBTTN ĐaKrông phù hợp với yêu cầu sinh thái của Mang lớn là: rừng kín thường xanh cây lá rộng á nhiệt đới núi thấp, rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới đất thấp, và rừng kín thường xanh nhiệt đới phục hồi sau khai thác chọn.

- Hiện trạng quần thể: Thông tin về hiện trạng quần thể Mang lớn tại KBTTN ĐaKrông hầu như không có. Kết quả khảo sát theo các tuyến ở hai xã Ba Lòng và Húc Nghì chúng tôi đều không bắt gặp Mang lớn. Theo chúng tôi, nguyên nhân là do các đợt khảo sát đều diễn ra ban ngày trong khi Mang lớn hoạt động mạnh để kiếm ăn vào ban đêm. Tuy nhiên qua các mẫu sừngcòn giữ lại của thợ săn và thông tin phỏng vấn cho thấy; Mang lớn còn khá phổ biến trong khu bảo tồn, đặc biệt tại khu vực xã Húc Nghì. Trong đợt khảo sát theo tuyến số 1 (3/2008) chúng tôi đã bắt gặp thợ săn Hồ Văn Thu gùi Mang lớn từ trong rừng ra. Kết quả phỏng vấncác thợ săn thôn La tócho thấy;Mang lớn sống tập trung ở khu vực Đồi Miếu, thuộc tiểukhu 733.

4.3.3. Thỏ vằn( Nesolagus timminsi)

- Yêu cầu sinh thái: Phỏng vấn Ông Hồ Văn Sung- người bán lại cho chúng tôi 2 cá thể Thỏ vằn được biết; Thỏ vằn thường đi đôi hoặc đàn nhỏ, chúng sống ở những khu vực rừng tốt, tập trung ven khe suối cạn có nhiều rêu mọc trên đá lộ đầu. Khi chúng tôi giải phẫu dạ dầy 2 cá thể Thỏ vằn cũng thấy rằng; thành phần chủ yếu là rêu. Có 2 kiểu thảm thực vật trong KBTTN ĐaKrông phù hợp với yêu cầu sinh thái của Thỏ vằn là: rừng kín thường xanh cây lá rộng á nhiệt đới núi thấp,và rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới đất thấp.

- Hiện trạng quần thể:Trước nghiên cứunày, sự tồn tại của Thỏ vằn ở KBTTN ĐaKrông vẫn chưa được khẳng định. Đợt khảo sát vào tháng 3 năm 2008 tại thôn La tó- xã Húc Nghì, chúng tôi đã bắt gặp 2 cá thể Thỏ vằn còn sống được thợ săn mang từ rừng về (xemảnh tại Phụ lục 1). Điều này cho phép chúng tôi

khẳng định sự tồn tại của Thỏ vằn tại KBTTN ĐaKrông. Phỏng vấn các thợ săn được biết; Thỏ vằn còn ít, thường chỉ gặp chúng ở thượng nguồn khe A Cho thuộc tiểu khu 731.

4.3.4. Vượn siki(Nomascus leucogenys siki)

- Yêu cầu sinh thái:Vượn siki sống theo kiểu gia đình 2-4 con, kiếm ăn ngày, tối ngủ trên cây và thường cất tiếng hót khi mặt trời mọc. Vượn sikihoạt động chủ yếu trên cây rất ít khi xuống mặt đất, di chuyển theo kiểu chuyền cành bằng tay nên chúng thường chọn những khu rừng có nhiều cây gỗ lớn, tán rừng liên tục. Vùng sống của vượn siki rộng: 3-6 km2 theo sườn và đỉnh núi (Phạm Nhật, 2002 và Lê Hiền Hào, 1972). Có 3 kiểu thảm thực vật trong KBTTN ĐaKrông phù hợp với yêu cầu sinh thái của Vượn siki là: rừng kín thường xanh cây lá rộng á nhiệt đới núi thấp, rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới đất thấp, và rừng kín thường xanh nhiệt đới phục hồi sau khai thác chọn.

- Hiện trạng quần thể:Tại KBTTN ĐaKrông, các đàn vượn siki đã được nhiều tác giả quan sát trực tiếp và gián tiếp qua tiếng hót. Đặc biệt, Nguyễn Mạnh Hà (2004, 2005, 2007) đã tiến hành các đợt khảo sát liên tục trong các năm 2003-2006 và cho rằng: KBTTN ĐaKrông là một trong những nơi phân bố quan trọng nhất của Vượn siki ở Việt Nam. Kết quả ghi nhận các đàn Vượn siki trong đợt khảo sát năm 2006 của Nguyễn Mạnh Hà được chúng tôi tổng hợp lại trongbảng4.3.2.

Bảng 4.3.2. Những ghi nhận về quần thể vượn siki ở KBTTN ĐaKrông

(Theo Nguyễn Mạnh Hà, 2007)

Địa điểm ghi nhận tiếng hót

Toạ độ Số đàn Thời gian ghi nhận

Số cá thể

Ba Loang (Huc Nghi) 48Q- 0719309; UTM- 1826315

1 06:13 - 06:35 >4

La To (Huc Nghi) 48Q- 0713796; UTM- 1825013

1 06:50 - 07:07 >3

Ba Tra (Ta Long) 48Q- 0710681; UTM- 1835080

2 05:50 - 06:06 > 305:32 - 05:40 >3 05:32 - 05:40 >3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học thứ tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị làm cơ sở khoa học cho các giải pháp quản lý bảo tồn​ (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)