KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học thứ tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị làm cơ sở khoa học cho các giải pháp quản lý bảo tồn​ (Trang 89 - 92)

- Phát triển du lịch sinh thái và du lịch tìm hiểu văn hoá bản địa các dân

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

Từ những kết quả nghiên cứu nêu trên, cho phép chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Đến nay đã phát hiện được trongKBTTN ĐaKrông có 92 loài thú thuộc 62 giống, 28 họ và 10 bộ. Trong đó Thỏ vằn (Nesolagus timminsi) là

loài mới cho khu bảotồn ĐaKrông;

2. KBTTN Đa Krông có mức độ đa dạng phân loại học thú thấp thua hai vườn quốc gia; Pù Mát và Phong Nha. Tuy nhiên, nơi đây đang chứa đựng 36,51 % tổng số loài, 70% tổng số họ và 71,43% tổng số bộ thú của Việt Nam cũng như những nguồn gen thú vô cùng quý hiếm không chỉ ở cấp quốc gia mà cả quốc tế; Bao gồm 24 loài có tên trong Danh lục đỏ của IUCN (2008), 34 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam(2007), và 5 loài có ý nghĩa bảo tồn đặc biệt đối với KBTTN ĐaKrông.

3. Có 7 mối đe doạ trực tiếp đối với khu hệ thú và đa dạng sinh học của KBTTN ĐaKrông đã được xác định là: săn bắt- buôn bán động vật hoang dã, khai thác gỗtrái phép, khai thác lâm sản ngoài gỗ quá mức, rà phế liệu chiến tranh trong KBT, chăn thả gia súc trong KBT, và phá rừng làm nương rẫy trái phép. Phân cấp mức độ đe doạ tới thú Linh trưởng và thú Móng guốc cho thấy; xã Tà Long và xã Hồng Thuỷ là hai khu vực có mức độ đe doạ thấp, trong khi đó xã Triệu Nguyên và xã A Bung là hai khu vực có mức độ đe doạ cao hơncả.

4. Tại khu bảo tồn thiên nhiên ĐaKrông cần quy hoạch 4 khu vực ưu tiên bảo tồn thú. Đó là: khu vực bảo tồn Bò tót có diện tích 5924 ha, bao gồm bẩy tiểu khu: 820,821, 827, 785, 822, 833 và 830; khu vực bảo tồn Mang lớn và Thỏ vằn có diện tích 1948 ha, bao gồm hai tiểu khu: 731

và 733; khu vực bảo tồn Vượn siki có diện tích 3581 ha, bao gồm ba tiểu khu: 732, 746 và 747; và khu vực bảo tồn Chà vá chân nâu có diện tích 3529 ha, bao gồmba tiểu khu: 722, 849 và 850.

5. Tại xã Ba Lòng và xã Húc Nghì; mức độ săn bắt thú rừng không liên quan đến tình trạng đói nghèo. Người Kinh có mức độ săn bắt cao hơn người Vân Kiều, tuy nhiên người Vân Kiều lại quấy nhiễu sinh cảnh sống của thú nhiều hơn. Học vấn cấp 1 có mức độ săn bắt cũng như quấynhiễusinh cảnhsốngcủathú cao nhất.

6. “Sử dụng bẫy cần giật bắt khỉ ra phá hoại hoa màu” và “Cúng rừng sau

thu hoạch nương rẫy& mùa khai thác thú” là các kiến thức bản địa về săn bắt, bảo vệ tài nguyên thú hoang dã tại khu vực. Tiềm năng ứng dụng các kiến thức bản địa này trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học của KBTTN ĐaKrông liên quan trực tiếp đến các hoạt động như: tuyên truyền để nâng cao nhận thức bảo tồn cho người dân; tập huấn để nâng cao kỹ năng nghiên cứu và bảo vệ tài nguyên thú cho cán bộ khu bảo tồn; phát triển du lịch sinh thái và du lịch tìm hiểu văn hoá bản địa các dân tộc để tăng thu nhập cho người dân.

7. Ban quản lý KBT ĐaKrông đã tiến hành một số hoạt động và thu được nhiều kết quả trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học, song vẫn chưa đạt được hiệu quả mong muốn do còn một số tồn tại như: chuyên môn và kinh nghiệm của cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, công tác quy hoạchbảo tồn đa dạng sinh học còn rất sơ lược.

II. KIẾN NGHỊ

Chúng tôi có một số kiến nghị về tăng cường công tác quản lý bảo tồn thú và đa dạng sinh học ở KBTTN ĐaKrông như sau:

1. Các nghiên cứu tiếp theo về khu hệ thú tại KBTTN ĐaKrông nên hướng đến các nội dung: (1)Xác định phân bố và tình trạng các loài Mang lớn,

Thỏ vằn và Chà vá chân nâu; (2)Nghiên cứu yêu cầusinh thái của 5 loài thú có giá trị bảo tồn cao (Vượn siki, Chà vá chân nâu, Bò tót, Mang lớn, Thỏ vằn) và khả năng đáp ứng củacác sinh cảnh trong khu bảotồn; (3)Tìm hiểu vấn đề khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên thú hoang dã của cộng đồng người dân tộc PaKô.

2. Tuyển chọn cán bộ có chuyên môn về bảo tồn đa dạng sinh học và mở các lớp tập huấn về kỹnăng giám sát điều tra đa dạng sinh học cho cán bộ KBTTN ĐaKrông.

3. Quy hoạch lại hệ thống tuyến tuần tra, trạm bảo tồn. Cụ thể là; Tuyến tuần tra kiểm soát lâm sản phải gắn với tuyến điều tra giám sát đa dạng sinh học tại các khu vực ưu tiên bảo tồn thú; Trạm bảo tồn Tà Long chuyển về phụ trách địa bàn xã Húc Nghì và thực hiện các hoạt động quản lý bảo tồn tại khu vựcbảo tồn Mang lớnvà Thỏ vằn; Trạm bảo tồn Hồng Thuỷ phụ trách địa bàn xã A Bung, xã Hồng Thuỷ và thực hiện các hoạt động quản lý bảo tồn tại khu vực bảo tồn Vượn siki; Trạm bảo tồn Hải Phúc phụ trách địa bàn xã Hải Phúc, xã Ba Lòng và thực hiện các hoạt động quản lý bảo tồn tại khu vực ưu bảo tồn Chà vá chân nâu; Đội bảo vệ rừng thôn bản(với thành viên có đại diện của 3 xã; Ba Lòng, Triệu Nguyên và Cam Chính) thực hiện các hoạt động quản lý bảo tồn tại khu vực bảo tồn Bò tót; Đội kiểm lâm cơ động ngoài việc kiểm soát lâm sản dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh và đường 9 còn phụ trách địa bàn 2 xã cửa ngõ của khu bảo tồn là: Tà Long và Triệu Nguyên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học thứ tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị làm cơ sở khoa học cho các giải pháp quản lý bảo tồn​ (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)