- Đất dốc tụ và đất phù sa sông suối trong các thung lũng (DL): là loại đất phì nhiêu, tầng dày, màu nâu, thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha với thịt
d) Đề xuất hoạt động giảm thiểu các mối đe doạ
4.5.2. Khu vực bảo tồn Mang lớn và Thỏ vằn
a) Vị trí
Khu vực thượng nguồn khe A Cho- xã Húc Nghì. Tổng diện tích là: 1948 ha (19,48 km2) bao gồm hai tiểu khu: 731 và 733.
b) Tình trạng sinh cảnh
Thảm thực vật chính ở đây là: rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới đất thấp. Ngoài ra các thảm có diện tích nhỏ hơn như: rừng kín thường xanh cây lá rộng á nhiệt đới núi thấp, rừng hỗn giao tre nứa- cây gỗ phục hồi sau khai
thác kiệt& nương rẫy, và rừng kín thường xanh nhiệt đới phục hồi sau khai thác chọn.
Địa hình gồm 2 dãy núi đất chạy song song theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, xen giữa là khe A Cho, và đôi chỗ bị chia cắt bởi con suối cạn. Độ cao biến động từ 400-100m.
Khu vực bảo tồn Mang lớn và Thỏ vằn đang có mức đe doạ cấp “Trung bình’’.
c) Đề xuấthoạt động quản lý bảo tồnloài
- Xúc tiến tái sinh cây gỗ để kiểu rừng hỗn giao tre nứa-cây gỗ thuộc tiểu khu 733 diễn thế thành kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới đất thấp;
- Quy hoạch hệ thống tuyến tuần tra dọc theo các khe suối, quy hoạch các điểm muối, điểm đặt bẫy ảnh để giám sát hoạt động của Mang lớn và Thỏ vằn cũng như kiểm soát hoạt động khai thác tài nguyên rừng.
d) Đề xuất hoạt động giảm thiểu các mối đe doạ
- Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cho người dân thôn La tó (xã Húc Nghì); - Xây dựng các mô hình Nông-Lâm kết hợp (trồng cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng) và chuyển giao kỹ thuật cho người dân tại xã Húc Nghì.