Một số tồn tại trong công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học thứ tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị làm cơ sở khoa học cho các giải pháp quản lý bảo tồn​ (Trang 87 - 89)

- Phát triển du lịch sinh thái và du lịch tìm hiểu văn hoá bản địa các dân

4.7.5. Một số tồn tại trong công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả nhưng công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại KBTTN ĐaKrông còn một số tồn tại sau:

- Số cán bộ trìnhđộ đại học và trên đại học của KBTTN ĐaKrông chiếm số đông (21 người)nhưng không có cán bộ trình độ chuyên môn về bảo tồn đa dạng sinh học và có đến 20 người ở độ tuổi dưới 30 (hầu hết là các sinh viên

mới ra trường và thử việc tại khu bảo tồn). Đây sẽ là những rào cản về chuyên môn và kinh nghiệm khi thực hiện các hoạt động bảo tồn.

- Đã hình thành ban quản lý khu bảo tồn với 4 đơn vị trực thuộc, trong đó kiểm lâm là lực lượng nòng cốt (với 19 người, chiếm 61,3% tổng số cán bộ của KBT). Điều này thể hiện rằng; bảo vệ rừng là hoạt động chủ yếu đã tiến hành tại KBTTN ĐaKrông, các hoạt động; nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái, hoạt động vùng đệm,…chỉ bước đầu tiếp cận và khu bảo tồn chưa đủ nguồn lực để tiến hành thường xuyên các hoạt động này.

- Đã quy hoạch các phân khu chức năng (phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái và phân khu hành chính- dịch vụ) theo các rào cản tự nhiên- xã hội như; sông ĐaKrông, sông Thạch Hãn, khu dân cư. Tuy nhiên công tác quy hoạch này vẫn còn sơ lược, chưa chú ý đến việc quy hoạch các khu vựcchuyên bảo tồn các nhóm loài động vật đặc biệt là các loài thú.

- Đã quy hoạch các trạm kiểm lâm địa bàn và các tuyến tuần tra bảo vệ rừng, tuy nhiên chưa hoàn toàn hợp lý: Vị trí 2 trạm bảo tồn: Hải Phúc và Hồng Thuỷ trùng với vị trí các trạm kiểm lâm trực thuộc hạt kiểm lâm huyện, vị trí trạm bảo tồn Tà Long trùng với vị trí trụ sở ban quản lýKBT; Các tuyến tuần tra chỉ phù hợp cho mục đích truy quét lâm tặc mà chưa thể kết hợp tiến hành điều tra đa dạng sinh học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học thứ tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị làm cơ sở khoa học cho các giải pháp quản lý bảo tồn​ (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)