Khai thác gỗ trái phép

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học thứ tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị làm cơ sở khoa học cho các giải pháp quản lý bảo tồn​ (Trang 62 - 63)

- Đất dốc tụ và đất phù sa sông suối trong các thung lũng (DL): là loại đất phì nhiêu, tầng dày, màu nâu, thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha với thịt

b) Khai thác gỗ trái phép

Hoạt động khai thác gỗ diễn ra khá phổ biến ở đây. Nhu cầu sử dụng gỗ trong vùng khá cao do truyền thống người dân bản xứ làm nhà sàn, thêm nào đó là điều kiện kinh tế hạn hẹp nên họ chưa có khả năng làm nhà bằng các vật liệu khác. Tỉ lệ gia tăng dân số trong vùng khá cao, số lượng hộ mới tách ra hàng năm đang gia tăng dẫn tới nhu cầu gỗ để sử dụng tại chỗ cũng không ngừng tăng lên. Khai thác cho mục đích thương mại, phương thức chính là khai thác chọn đối với các loại có giá trị kinh tế cao như: Gõ, Lim xanh, Giổi, Sưa,….đã làm cho các loài gỗ quý này trở nên khan hiếm. Trong khu vực có một số hộ tham gia vào khai thác gỗ thương mại theo một số công đoạn; có người chuyên đi kéo thuê, người thì cho thuê trâu để kéo, còn người thì chặt hạ và xẻ thành hộp.

Hoạt động khai thác gỗ diễn ra quanh năm, tuy nhiên diễn ra mạnh vào mùa khô và chủ yếu do nam giới tiến hành. Các lán trại khai thác được dựng lên dọc theo các con sông chính. Việc khai thác gỗ và vận chuyển gỗ rất thuận lợi, do khu vực có đường Trường Sơn cũ đi qua và hệ thống sông suối dầy đặc.

Khi chặt hạ cây gỗ lớn sẽ kéo theo nhiều cây nhỏ khác đổ theo, rồi việc chặt cây dựng lán trại, sử dụng cưa xăng sẽ gây ra những tiếng ồn rất lớn,

song song với việc khai thác gỗ là các hoạt động bẫy bắt động vật để làm thực phẩm. Bởi thế việc khai thác gỗ sẽ làmảnh hưởng rất lớn tới các loài thú; phá vỡ tầng tán rừng làm cho sinh cảnh của các loàiLinh trưởng bị thu hẹp và gây nhiễu loạn nơi sống của chúng làm mất đi sự yên tĩnh trong tự nhiên, ngoài ra thợ khai thác gỗ thường chiếm lĩnh các nguồn nước buộc thú rừng phải di chuyển vùng sống do không tìm được nơi yên tĩnh, có nước, có thức ăn để sinh tồn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học thứ tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị làm cơ sở khoa học cho các giải pháp quản lý bảo tồn​ (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)