Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học thứ tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị làm cơ sở khoa học cho các giải pháp quản lý bảo tồn​ (Trang 42 - 44)

- Đất dốc tụ và đất phù sa sông suối trong các thung lũng (DL): là loại đất phì nhiêu, tầng dày, màu nâu, thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha với thịt

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.6. Phương pháp phân tích số liệu

a)Phương pháp lập danh lục thúcủa khu bảo tồn thiên nhiênĐaKrông

Định loại thú theo Phạm Nhật và Nguyễn Xuân Đặng (2000), Lekagul et al., (1988), Van Peene et al, (1969) và Bate et al., (1997). Tên khoa học của

thông tin về vị trí phân loại của một sốloài. Tên phổthông của thú theoĐặng Huy Huỳnh và cs. (1994), Lê Vũ Khôi (2000). Việc giám định các mẫu vật thú có sự hỗ trợ của các chuyên gia về thú: PGS.TS. Nguyễn Xuân Đặng, Th.S. Nguyễn Trường Sơn (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật) và Th.S. Đỗ Quang Huy (Trường Đại họcLâm nghiệp).

Danh lục thú được xây dựng trên cơ sở kết quả điều tra nghiên cứu của chúng tôi và kết quả nghiên cứu trước đây của các tác giả khác.

b)Phương pháp đánh giá tính đa dạng loài

Để đánh giá tính đa dạng loài của khu hệ thú KBTTN ĐaKrông chúng tôi so sánh cấu trúc thành phần phân loại thú ở KBTTN ĐaKrông với một số KBT khác và sử dụng chỉ số đa dạng phân loại học của Tả Gia Phụ (1979) làm tiêu chíđịnh lượng đểso sánh:

Si= (Li– Ltb)/Ltb+ (Gi– Gtb)/Gtb+ (Hi– Htb)/Htb+ (Bi– Btb)/Btb

Trong đó:

Si: Chỉ số đa dạng phân loại học củaKBT thứ i

Li, Gi, Hi, Bi: Số loài, số giống, số họ, số bộcủa KBTthứ i

Ltb, Gtb, Htb, Btb: Số loài trung bình, số giống trung bình, số họ trung bình, số bộ trung bình của các KBT.

Kết quả của phương pháp này sẽ xác định được tầm quan trọng của KBT ĐaKrông về mặt đa dạngphân loại họcthú.

c)Phương pháp xác địnhloài thú ưu tiên bảo tồn tạiKBTTNĐaKrông

Các tiêu chí lựa chọn loài thú ưu tiên bảotồn (được sắp xếp theo tầm quan trọng từ cao xuống thấp) như sau:

- Loài thuộc nhóm IB củaNghị định 32/2006/NĐ-CP;

- Loài bị đe doạ cấpEN hoặcVU, theo SáchĐỏViệtNam (2007); - Loài đặc hữu củaViệt Nam hoặckhu vực Đông Dương;

- Loài chắc chắn còn sinh sống trong khu bảo tồn; - Loài có tên trong Danh lục đỏcủa IUCN (2008);

- Loài bảo trợ (loài có vùng hoạt động tương đối rộng- Các loài này có những yêu cầu về nơi sống lớn đến mức là nếu đáp ứng được đầy đủ cho sự bảo vệ chúng thì cũng sẽ bảo vệ cho các loài khác sống trong vùng).

d)Phương pháp xác định khu vực ưu tiên bảo tồn thú trong KBTTN

ĐaKrông

Các khu vực ưu tiên bảo tồn thú được xác định dựa trên các tiêu chí (được sắp xếp theo tầm quan trọng từ cao xuống thấp) nhưsau:

- Là nơi phân bố tập trung và tương đối ổn định của các quần thể loài thú được ưu tiên bảotồn;

- Là nơi có sinh cảnh phù hợp hoặc tương đối phù hợp vớiyêu cầu sinh thái của các loài thúđược ưu tiên bảotồn;

- Là nơi có mức độ đe doạcao đốivớicác loài thú được ưu tiên bảotồn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học thứ tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị làm cơ sở khoa học cho các giải pháp quản lý bảo tồn​ (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)