Phiếu mua hàng

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp vấn đề xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh trong marketing hiện nay và bài học thực tiễn đối với các doanh nghiệp việt nam (Trang 26 - 30)

Phiếu mua hàng là giấy xác nhận người mua hàng được hưởng quyền ưu đãi giảm giá khi mua một mặt hàng cụ thể. Các phiếu mua hàng có thể được gửi qua bưu kiện, kèm theo hàng hóa khác hoặc đưa vào mục quảng cáo trên các loại báo hay tạp chí. Tỉ lệ người sử dụng phiếu mua hàng phụ thuộc vào cách thức doanh nghiệp phân phát phiếu mua hàng.

•4 Giảm giá cho những khách hàng thường xuyên

Các khách hàng thường xuyên được giảm một sẻ phân trăm giá hàng hoặc được giảm trực tiếp một sẻ tiền nhất định. Khách hàng nhận được thẻ ưu đãi khi mua hàng lần sau sẽ được giảm một sẻ phần trăm giá trị.

•í Giành giải thưởng

Những người may mắn có thể giành được giải thưởng lớn là tiền, vàng, hàng hoa có giá trị cao, chuyến du lịch miễn phí... Để giành được giải thưởng, người tiêu dùng có thể tham gia vào các cuộc thi tìm hiểu về sản phẩm hoặc nhận được phiếu có sẻ khi mua hàng để tham dự vào chương trình quay sổ sẻ trúng thưởng. Cơ hội được đi nghỉ mát ở một nơi nào đó hay giành một giải thưởng có giá trị cao tạo nên sự thích thú lớn từ phía người tiêu dùng.

•ế Bảo hành sản phẩm

Bảo hành sản phẩm là một công cụ xúc tiến bán hàng rất quan trọng, nhất là khi người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn tới chất lượng sản phẩm. Ví dụ một hãng ô tô có thời gian bảo hành lâu hơn các hãng khác thì người tiêu dùng sẽ t i n ngay rằng sản phẩm của hãng đó tẻt hơn vì thôi gian bảo hành lâu hơn. Các công ty phải hết sức thận trọng khi quyết định việc bảo hành sản phẩm. Họ phải xem xét chất lượng sản phẩm có đủ tẻt để bảo hành lâu dài được hay không, bảo hành những nội dung gì, sẻ tiền dùng quảng cáo cho hoạt động bảo hành là bao nhiêu để các khách hàng t i ề m năng biết đến.

Nguyền Son Quỳnh Oanh

24 Anh 9 -K41C - A

2.7. Quan hệ công chúng (PR)

Ngày nay, quan hệ công chúng trở thành một công cụ xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp không chỉ có mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp, nhà kinh doanh m à còn phải quan hệ với một loạt những công chúng khác có quan tâm tới hoạt động của doanh nghiệp. Chuyên gia marketing Philip R.Cateora định nghĩa: "Công chúng là bất cứ nhóm người nào có mối quan tăm hay ảnh hưởng hiện tại hoặc tiềm năng đến khả năng đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp. "9

Công chúng có thắ xây dựng hoặc cản trở khả năng đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. M ộ t doanh nghiệp sẽ có những bước đi vững chắc nếu xây dựng được mối quan hệ hiệu quả với công chúng.

Quan hệ cóng chúng có thắ thực hiện những nhiệm vụ sau: > Trợ giúp cho việc tung ra sản phẩm mới

> Hỗ trợ cho việc định vị sản phẩm ở giai đoạn chín muồi > Gây ảnh hưởng tới một nhóm khách hàng mục tiêu cụ thắ

> Bảo vệ những sản phẩm đang gặp những rắc rối với công chúng trên thị trường > Xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp.

Các công cụ quan trọng trong quan hệ công chúng là: 2.7.1. Quan hê công chúng nôi bố

• Tạp chí, ấn phẩm nội bộ

Các doanh nghiệp cho xuất bản ấn phẩm nội bộ giới thiệu, ghi chép về hoạt động của doanh nghiệp đắ cung cấp cho nhân viên, nhất là nhân viên mới những hiắu biết sơ bộ. Rộng hơn nữa, các nhân viên còn được tiếp xúc vói những ấn phẩm dưới hình thức tranh ảnh, đoạn phim ngắn về một số hoạt động nổi bật của doanh nghiệp hay một vài phòng ban cụ thắ đắ giúp nhân viên nhận biết về qui m ô tổ chức và văn hoa doanh nghiệp nơi họ làm việc.

' Chính sách xúc liến vi hi trợ kinh doanh trong markeling quốc lẽ và vn dụng ở Việt Nam Phạm Thu Hươnj Luận vãn thạc sĩ k i n h tế (1998), Đ H Ngoại thương H à Nội, trang 33.

Nguyễn Sơn Quỳnh Oanh

• Bản tin, bảng thông báo, báo cáo, đường dây điện thoại nội bộ

Hầu như tất cả các công ty đều có bản tin, bảng thông báo tại văn phòng. Các bản tin nội bộ cũng có thể gây ấn tượng sâu sắc về hình ảnh doanh nghiệp và truyền tải được những thông tin quan trọng về sản phẩm, dịch vụ đến thị trường mục tiêu. Đường dây điện thoại nội bộ giúp nhân viên có thể trao đổi trẫc tiếp vói lãnh đạo m à không phải ra mặt, giúp cho việc trao đổi thông t i n trong doanh nghiệp trở nén nhanh chóng, hiệu quả m à vẫn chính xác.

• Sinh hoạt tập thể

Không tập thể nào không tổ chức các cuộc họp thường kì nhằm nhiều mục

đích khác nhau. Các nhân viên tiếp cận với nhau, trao đổi, đóng góp ý kiến xây dẫng công ty ngày càng vững mạnh. Nhiều doanh nghiệp còn tổ chức ngày lễ kỉ niệm, hội hè, du lịch, tiệc tùng nhằm tạo cơ hội cho các thành viên trong doanh nghiệp gặp gỡ và hiểu, tạo sẫ đoàn kết gắn bó đối với nhau và đối với công việc.

• Hoạt động đào tạo của doanh nghiệp

Hoạt động đào tạo trong doanh nghiệp là yêu cầu của cấp lãnh đạo nhằm nâng cao năng lẫc của nhân viên, đáp ứng các nhiệm vụ mới trong tương lai. Ngoài ra, đó còn là nhu cầu của chính nhân viên để trau dồi thêm kiến thức chuyên môn, thích ứng với tình hình mới, nâng cao hiệu quả làm việc. Các khoa học đào tạo còn là nơi nhãn viên học tập kinh nghiệm lẫn nhau, tiếp cận với công nghệ mói, với chuyên gia và các nhà lãnh đạo tài ba.

2.7.2. Quan hê cống chứng bên ngoài

• Các loại ấn bản phẩm

Chúng bao gồm bản báo cáo tổng kết hàng năm, những cuốn sách chỉ dẫn, các bản tin nội bộ và tạp chí của doanh nghiệp. Chúng giúp doanh nghiệp cung cấp các thông t i n khác nhau cho nhiều đối tượng từ nhân viên, nhà đầu tư, giới truyền thông đến các khách hàng hiện tại và t i ề m năng.

Nguyễn Sơn Quỳnh Oanh

• Các tin bài trên phương tiện thông tin đại chúng

CÁC dạng thức của hoạt động này hiện nay rất phong phú, được các doanh nghiệp chú trọng thực hiện vì hiệu quả m à chúng mang lại là có sức thuyết phục, độ lan tỏa và tin cậy cao. Sở dĩ như vậy là vì: dù thông tin doanh nghiệp cung cấp là chủ động nhưng chúng lại được truyền tải thông qua bên thứ ba là giới báo chí và truyền thông. Các tin bài này có thể dưới dạng thông tin nóng hữi về doanh nghiệp, thông cáo báo chí hay là bài viết của người tiêu dùng đánh giá sản phẩm.

• Bài phát biểu, trả lời phỏng vấn, nói chuyện

Đây là dạng thông điệp m à doanh nghiệp chuyển tải đến người tiêu dùng thông qua những nhân vật chủ chốt hay phát ngôn viên của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể chù động mời nhà báo tới phỏng vấn để trả lời về những vấn đề doanh nghiệp gặp phải trong thời gian qua, dự định, k ế hoạch trong thời gian tới hay chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến về một chủ đề nào đó. Cũng có k h i nhà báo

chủ động trực tiếp tìm đến phỏng vấn.

Doanh nghiệp phải lựa chọn phát ngôn viên hết sức cẩn thận. Việc phát biểu trước đám đông hay hội nghị có thể sẽ góp phần tạo nên hình ảnh tốt đẹp nhưng cũng có thể sẽ phá vỡ ấn tượng tốt đẹp của công chúng vốn có từ trước đối với doanh nghiệp.

• Hội nghị khách hàng, hội thảo

Trong hội nghị khách hàng, doanh nghiệp phải có các nội dung gợi ý để khách hàng nói về ưu nhược điểm của sản phẩm, những vướng mắc trong vấn đề mua bán, yêu cầu của họ về sản phẩm và doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp

cũng nên công bố các dự án và chính sách của mình. Tại hội nghị khách hàng

phải có mặt khách hàng lớn và bạn hàng quan trọng. H ộ i thảo là cơ hội rất tốt cho các doanh nghiệp học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau hay trao đữi về vấn đề hiện tại và xu hướng trong thời gian tới. Qua đó, doanh nghiệp thiết lập được mối quan hệ không chỉ trong công việc làm ăn buôn bán m à với cả các cấp chính quyền.

Nguyễn Sơn Quỳnh Oanh

• Hoạt động tài trợ

Hoạt động tài trợ bao trùm hầu khắp các lĩnh vực trong xã hội từ văn hóa, văn nghệ, thể thao đến giáo dục, các sự kiện trong đời sống hàng ngày... Hoạt động này diễn ra với qui m ô tài trợ khác nhau tùy thuộc vào t i ề m lực của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng cần cân nhắc lựa chọn thòi điểm và đối tượng tài trợ để đạt được hiệu quằ cao nhất.

• Các sự kiện

Doanh nghiệp có thể thu hút sự chú ý của công chúng đối với sằn phẩm mới hay hoạt động của doanh nghiệp bằng việc tổ chức các sự kiện lớn có thể gây chú ý như: các cuộc họp báo, hội nghị qui m ô lớn, các buổi lễ kỉ niệm hay sự kiện văn hóa thể thao. Đây là dịp doanh nghiệp chiêu đãi khách hàng, đồng thời gây sự chú ý của công chúng tới uy tín và sằn phẩm của mình.

• Marketing cộng đồng

Marketing cộng đồng là việc tổ chức các hoạt động công ích mang lại lợi ích xã hội hay góp phần giằi quyết vấn nạn đang xằy ra nhằm xây dựng hình ằnh tốt đẹp của doanh nghiệp trong lòng công chúng. Các doanh nghiệp thường tham gia vào hoạt động công ích tại địa phương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc tại thị trường doanh nghiệp chiếm thị phần tương đối lớn. Tất cằ các hoạt động như vậy, dù lớn hay nhỏ, đều giành được rất nhiều sự quan tâm từ công chúng.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp vấn đề xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh trong marketing hiện nay và bài học thực tiễn đối với các doanh nghiệp việt nam (Trang 26 - 30)