Tin bài trên các phương tiện thông tin đại chúng

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp vấn đề xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh trong marketing hiện nay và bài học thực tiễn đối với các doanh nghiệp việt nam (Trang 68 - 71)

Các dạng thức của hoạt động này trên thế giới hiện nay rặt phong phú và được các doanh nghiệp chú trọng thực hiện vì hiệu quả m à chúng mang lại cho doanh nghiệp là hết sức thuyết phục, độ tin cậy, lan toa cao. Một mặt, phải tuyên dương doanh nghiệp Việt Nam hiện nay có rặt nhiều tiến bộ trong việc nhận thức

cũng như thực hiện hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Mặt khác, một sự thật đáng buồn là tuy Việt Nam có rặt nhiều loại phương tiện truyền thông khác nhau, lực lượng nhà báo, phóng viên hùng hậu, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam lại chưa tận dụng được triệt để tác dụng của công cụ xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh này.

Trên các báo, tạp chí tại Việt Nam có rặt nhiều bài viết về doanh nghiệp, chủ yếu là bài phát biểu, phỏng vặn, kinh nghiệm xử lí các tình huống kho khăn của doanh nghiệp, các thành công đạt được trong quá trình quản lí. Những bài báo kiểu như thông tin doanh nghiệp thay đổi bao bì mới, nhận chứng chỉ ISO, kỉ

Nguyễn Sơn Quỳnh Oanh

niệm l o năm thành lập... hiện nay không còn hấp dẫn người đọc nữa. Ngược lại, một số bài báo đã thành công đi sâu khai thác những yếu tố cũng liên quan đến doanh nghiệp nhưng theo một cách cụ thể, khéo léo và hấp dẫn hơn, như khai thác mối quan hệ, các câu chuyện cá nhãn giữa những người cùng tham gia xây dựng nên thành công cho doanh nghiệp. Ví dụ bài báo về doanh nghiệp nước mắm Trung Thành hay bài báo về đôi vợ chảng doanh nghiệp Toàn Mỹ.

Đài truyền hình có các chương trình về kinh tế và mời một vài doanh nhân tham gia bình luận. Chính nhân vật này sẽ đại diện cho doanh nghiệp của mình, thông qua câu chuyên về vấn đề kinh tế chung nhung lại có thể quảng bá cho tên tuổi của doanh nghiệp m à nhân vật này đang làm việc. Ví dụ như các khách mời trong chương trình "Chào buổi sáng", "Làm giàu không khó"... của Đài truyền hình Việt Nam. Chương trình giới thiệu về m ó n ăn ngon Việt Nam, chương trình "Mỗi ngày một quyển sách"... sau mỗi lần được giới thiệu trên truyền hình, chắc rằng doanh số của cửa hàng ăn đó hay số lượng phát hành của nhà xuất bản đó sẽ tăng lên nhanh chóng. Các chiên dịch quảng bá bằng quan hệ công chúng cho phim "Những cô gái chân dài" của hãng phim Thiên Ngân, chương trình "Ánh sáng học đường" của công ty Điện Quang... qua hàng loạt bài báo, kênh truyền

thông đã góp phần quan trọng tạo nên thành công cho các sản phẩm này. Việc cảnh báo về nguy cơ hàng giả, gửi thông cáo báo chí đến nhà báo, phát động cuộc thi trên đài báo... cũng mới chỉ được các doanh nghiệp có danh tiếng trên thị trường áp dụng. K i m Đan phát động cuộc thi " V i ế t cảm nghĩ của bạn về sản phẩm nệm mút K y m Đan - một nhãn hiệu uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế." Điều này làm tăng lòng tin của người tiêu dùng đối với doanh nghiệp. Các hoạt động này rất hữu ích vì không ai tiếp thị cho sản phẩm tốt hơn chính người tiêu dùng sản phẩm đó. L ờ i nói của họ có sức thuyết phục lớn và đáng tin cậy. Còn các doanh nghiệp nhỏ dường như an phận m à không biết tự tìm đặc điểm riêng để làm công tác PR cho chính doanh nghiệp mình.

Nguyễn Sơn Quỳnh Oanh

•ỉ* Bài nói chuyện, trả lời, phỏng vấn

Như đã nói ở trên, đây là dạng thông điệp m à công ty truyền tải đến người

tiêu dùng thông qua những nhân vật chủ chốt hay phát ngôn viên của công ty. v ề

công tác này, ngay cả các doanh nghiệp dù lớn, nhỏ, lâu năm hay mới thành lập

đều áp dụng. Việc áp dụng của các doanh nghiệp Việt Nam thường theo kiểu thành viên trong doanh nghiệp trả lời phỏng vấn các vấn đề của doanh nghiệp trong thời gian qua, dự độnh, kế hoạch cho tương lai hay chia sẻ kinh nghiệm, ý

kiến về vấn đề được hỏi.

Hoạt động này ờ Việt Nam triển khai rất hiệu quả. Nguyên nhân là do các nhà quân lí doanh nghiệp nước ta phẩn lớn là những người có thực tài, có kĩ năng

trong giao tiếp. Những nhà quản lí trẻ thì thu hút công chúng bằng lòng nhiệt

huyết, óc sáng tạo trong thời đại mới. Còn nhà quản lí lâu năm thì có kinh nghiệm, tầm nhìn và sự sắc sảo nhất độnh. Các doanh nghiệp Việt Nam hầu như đều biết khai thác thế mạnh này. Vì thế, trong hầu hết các chương trình truyền hình nói về một doanh nghiệp nào đó, hay trong bất kì một số báo nào, chúng ta cũng có thể dễ dàng tìm thấy một vài bài trả lời phỏng vấn hay chia sẻ kinh nghiệm, báo cáo thành tích. Thông qua đó, công chúng là người đọc có cơ hội

đánh giá về năng lực và phẩm chất của người lãnh đạo doanh nghiệp m à họ đang

sử dụng sản phẩm hay dộch vụ.

•ĩ* Hội nghị khách hàng, hội thảo

Hoạt động hội nghộ khách hàng, hội thảo được các doanh nghiệp Việt Nam

tiến hành thường xuyên và hiệu quả. Các hiệp hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam,

Bộ Thương mại và Bộ ngành khác thường xuyên tổ chức các cuộc hội nghộ để các

doanh nghiệp tham gia trao đổi và đóng góp ý kiến. Kết quả là đã đạt được sự hiểu biết lẫn nhau giữa các cơ quan bộ ngành và các doanh nghiệp về cơ chế mới

cũng như các vấn đề đối với người tiêu dùng. Ví dụ vào tháng 7/2006, trung tâm

Thương mại Việt Nam tại New York đã phối họp với trung tâm hồ trợ xuất khẩu

Nguyễn Sơn Quỳnh Oanh

Promocen tổ chức buổi gặp gỡ doanh nghiệp kinh doanh du lịch Việt Nam và Mĩ

nhằm giới thiệu và quảng bá đến các công ty Mĩ địa điểm du lịch nối tiếng ờ Việt

Nam, giới thiệu các chương trình du lịch, văn hoa và con người Việt Nam.33

Các

doanh nghiệp Việt Nam thường xuyên tổ chức hội thảo với khách hàng, cổ đông

và nhà đầu tư. Tại các buổi gặp gỡ, các doanh nghiệp là công ty sản xuất, công ty

tư vấn thị trường, công ty truyền thông... có thể bày tợ sự quan tâm đến hoạt

động của nhau, trao đối thông tin lâu dài, thường xuyên và mong muốn hợp tác

trong nhiều lĩnh vực như: xúc tiến thương mại, quảng bá các sản phẩm đến các

khách hàng trong nước và quốc tế. Qua đó, doanh nghiệp xây dựng được các mối

quan hệ trong làm ăn buôn bán và tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng công chúng.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp vấn đề xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh trong marketing hiện nay và bài học thực tiễn đối với các doanh nghiệp việt nam (Trang 68 - 71)