K I N H D O A N H ĐẠ T H I Ệ U Q U Ả C A O
1. Những kiến nghị nhằm tăng cường vai trò của N h à nước đối với
hoạt động xúc tiến và hỗ trạ kinh doanh
1.1. Xây dựng hệ thống luật liên quan đến hoạt động xúc tiến và hỗ trợ
kinh doanh hoàn chỉnh
Hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường rất cần sự quản lívĩ m ô của Nhà nước. Sự quản lí này thể hiện ở hệ thống luật pháp. Để hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh đảm bảo nội dung lành mạnh,
đi vào hoạt động có nề nếp và hiệu quả thì cần thiết phải hình thành một hệ thống
các quy định đầy đủ, chứt chẽ liên quan đến quảng cáo, khuyến mại, hội chợ triển lãm... Những luật này nên định ra hành lang pháp lí rõ ràng về xúc tiến và
hỗ trợ kinh doanh để các doanh nghiệp có thể áp dụng dề dàng, qui định trách nhiệm liên đới của các cơ quan thông tin đại chúng như truyền hình, truyền
thanh, báo, tạp chí trước các thông tin quảng cáo không đúng như sự thật...
Ngoài ra, cần có các cơ quan chức năng của Nhà nước để ban hành luật và những qui định trong hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh, quản lí, kiểm soát và điều chỉnh việc thực hiện các hoạt động này cho phù hợp với tình hình trong
nước và quốc tế.
1.2. Tăng cường vai trò của cơ quan quản lí Nhà nước trung ương và địa phương vé hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh
Các bộ ngành liên quan đến hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh trước
hết phải thực hiện tốt chức năng của mình. Bộ Thương mại phải phát huy triệt để vai trò ban hành các qui định chung cho hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh và là chủ thể x ử lí các sai phạm. Bộ văn hoa thông tin qui định rõ ràng cụ thể về
từng hoạt động như truyền tin, kiểm soát hoạt động quảng cáo, tuyên truyền qua
các phương tiện thông tin đại chúng. Bộ Khoa học công nghệ và môi trường qui
Nguyền Sơn Quỳnh Oanh
91
định những vấn đề liên quan đến sở hữu công nghiệp, phát minh, bản quyền, tiêu
chuẩn chất lượng, nhãn hiệu thương mại của sản phẩm và doanh nghiệp.
Ngoài ra, các bộ ngành này cần phải phối hợp một cách chặt chẽ, cùng
nhau hợp tác giải quyết những vấn đề còn tồn đọng hay mụi phát sinh. Các bộ ngành khác tuy theo chức năng, đặc thù của ngành mình m à cùng các cơ quan khác quản lí hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh một cách hiệu quả.
Các cơ quan chính quyền địa phương cần căn cứ vào điều kiện cụ thể của
địa phương mình m à qui định những yêu cầu cụ thể hơn cho hoạt động xúc tiến
và hỗ trợ kinh doanh, nhung không được trái vụi luật quốc gia.
Ngoài ra, các địa phương cần coi trọng công tác qui hoạch một cách toàn diện từ việc sắp xếp lại các đơn vị quảng cáo đến việc qui hoạch lại địa bàn được phép quảng cáo cho phù hợp vụi khả năng quản lí của địa phương, phù hợp cảnh quan đô thị. Những nơi tự động in ấn và phát tờ rơi chưa đãng kí vụi chính quyển
địa phương hoặc làm ăn không đảm bảo tính trung thực của thông tin truyền tải
nên bị xử lí nghiêm minh theo pháp luật hoặc buộc phải ngừng hoạt động.
1.3. Gọi vốn đầu tư và khuyến khích liên doanh với doanh nghiệp nước
ngoài
Nhà nưục nên cho phép gọi vốn đẩu tư nưục ngoài để xây dựng, hoàn thiện các khu hội chợ triển lãm quốc tế vói cơ sở vật chất kĩ thuật và hạ tầng hiện đại nhằm thu hút được nhiều doanh nghiệp nưục ngoài tham gia, đồng thời, điều này
tạo điều kiện cho Việt Nam có thể tổ chức hội chợ triển lãm trong nhiều lĩnh vực
khác như môi trường, giáo dục, y tế...
Sự có mặt của cấc công ty quảng cáo, quan hệ công chúng nưục ngoài trên thị trường Việt Nam là điều không thể phủ nhận được. Trong tình hình hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động độc lập bằng nhiều cách vẫn khó lòng có thể cạnh tranh được vụi các doanh nghiệp nưục ngoài. Do đó, Nhà nưục nên
khuyến khích liên doanh để doanh nghiệp quảng cáo, quan hệ công chúng Việt
Nguyền Son Quỳnh Oanh
92
Nam có thể giải quyết vấn đề thiếu vốn, trang thiết bị và học hỏi kinh nghiệm chuyên môn. Hơn nữa, điểu này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này góp mặt trong các hợp đồng lớn, nâng cao thu nhập và vị t h ế trên thị trường.
1.4. Nhà nước nên có chính sách khuyến khích, hỗ trợ đối với một số hoạt động quan trọng
Trong giai đoạn hựi nhập hiện nay, có rất nhiều vấn đề liên quan đến hoạt
đựng xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh cần đến sự quan tâm, hỗ trợ từ Nhà nước. Nhà
nước nên tài trợ cho công tác tổ chức những cuực hựi chợ triển lãm cần thiết nhưng đòi hỏi chi phí khá cao như các cuực hựi chợ triển lãm sản phẩm nông nghiệp, thủ công nghiệp, văn hoa... tuy chưa thể thu được kết quả ngay lập tức
nhưng lại mang ý nghĩa chiến lược lâu dài. Các chương trình quảng cáo trên
phương tiện truyền thông, ngoài trời về vấn để bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoe cựng đồng, bảo vệ bà mẹ và trẻ em... cần được sự hỗ trợ của Nhà nước để dễ dàng phổ cập rựng rãi đến người dân.
Thiết nghĩ, đế đảm bảo sự phù họp của nựi dung phim quảng cáo với tâm lý, lối ứng xử thuần Việt và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, cần có những chính sách ưu đãi đối với những quảng cáo được sàn xuất phần lớn ở Việt Nam.
2. Nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp
2.1. Đổi mới nhận thức về hoạt động marketing nói chung và xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh nói riêng
Hơn lúc nào hết, các doanh nghiệp cần phải hiểu xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh là mựt khâu trong marketing và là mựt trong những yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh không phải là mựt
điều gì đó bề nổi, m à có thể xem đó như mựt diễn đàn, qua đó các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau về sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng nhằm thuyết phục công chúng mua hàng của mình.
Nguyền Sơn Quỳnh Oanh
93
Doanh nghiệp phải phân biệt và nắm chắc được sự khác nhau, cách ứng dụng của các công cụ trong hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh. Một ví dụ đơn giản như: doanh nghiệp phải phân biệt được văn phong quảng cáo với văn phong báo chí. Nhiệm vụ của báo chí là phản ánh thực tế có liên quan đến một vấn đề nào đó. Nhưng quảng cáo thì khác. Khách hàng chỉ tiếp thu những thông tin của quảng cáo nếu họ thấy điều đó đem đến cho họ ấn tượng hoậc niềm vui.
2.2. Đào tạo cán bộ làm công tác xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh
Tất cả các doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh hay là chủ thể của hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh đều phải xem công tác đào tạo là then chốt. Việc đào tạo cán bộ làm công tác xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh không chỉ tập trung vào khía cạnh kĩ thuật chuyên môn, m à còn cần phải đào tạo cả kiến thức về k i n h tế nói chung và lĩnh vực xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh nói riêng. Cán bộ làm công tác xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh chính là người đại diện cho doanh nghiệp trước công chúng. Ngoài nghiệp cụ chuyên môn, nghiệp vụ, họ phải là nguôi có khả năng đánh giá tác dụng cùa hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh đối với khách hàng và tâm huyết vói nghề nghiệp.
Trong tương lai, nguồn nhân lực cho ngành quảng cáo, quan hệ công chúng... cần được chuẩn hoa quốc tế từ các trường đại học. Có như vậy mới mong hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam có thể phát triển và diễn ra ngày càng chuyên nghiệp được.
2.3. Chủ động trong công tác xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh
Trước hết, sự chủ động thể hiện ở việc doanh nghiệp xác định được ngân sách cụ thể cho riêng hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh. Ngân sách cho mỗi chiến dịch xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh nên được xác định ngay từ đầu kì kinh doanh. Sau m ỗ i chiến dịch, doanh nghiệp nên kiểm tra lại và đánh giá hiệu quả một cách cụ thể, từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho những lần sau.
Tiếp theo đó, doanh nghiệp phải thận trọng cân nhắc trước khi quyết định
Nguyền Son Quỳnh Oanh
94
thực hiện một công cụ xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh cụ thể. Ngay cả trong từng công cụ, doanh nghiệp cũng phải lựa chọn hình thức phù hợp, hiệu quả nhất.
Nhưng tất nhiên, để đảm bảo thành còng, doanh nghiệp phải kết hợp được cả hai
vấn đề: mục tiêu và tính khả thi. Do đó, nhiệm vụ của những người làm công tác
xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh là dùng mọi kỹ năng và thủ thuẩt nhằm xây dựng
một chiến lược hiệu quả để khách hàng đi từ chỗ nhẩn biết đến sử dụng và yêu
thích sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.
Cuối cùng, doanh nghiệp không nên chỉ phụ thuộc hoàn toàn hay phó thác công việc cho các công ty chuyên về xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh. Doanh nghiệp cung cấp hàng hoa hay dịch vụ phải quan tâm, chủ động hợp tác với các công ty trên thì mới tạo nên một chiến lược tối ưu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong nhiều tình huống, đặc biệt là khi khủng hoảng xảy ra, việc tìm đến các
chuyên gia có trình độ chuyên m ô n và kinh nghiệm là hợp lí.
Riêng các công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực quàng cáo, quan hệ công chúng... cũng phải chủ động tìm k i ế m hợp đồng, quảng bá tên tuổi và thiết
lẩp các mối quan hệ đối với các khách hàng là doanh nghiệp nói riêng và v ớ i cộng đồng nói chung.
2.4. Doanh nghiệp nên đầu tu vào tên tuổi, hình ảnh ngay từ đẩu
Tên doanh nghiệp được ví là "tiếng kêu" của công ty nhằm lôi kéo sự chú ý của người tiêu dùng. Biểu tượng là cách giói thiệu ngắn gọn, khái quát và hiệu quả nhất. M ỗ i tên gọi đều cần liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, làm lay
động giác quan người tiếp nhẩn, có khả năng thu hút sự quan tâm rộng rãi, đồng thời phải có âm sắc lôi cuốn và tỏ ra độc đáo thì càng tốt. Vì thế, doanh nghiệp không bao g i ờ nên nghĩ đến việc sử dụng những cái tên phát â m quá phức tạp hay những cái tên m à lí trí khó chấp nhẩn. Biểu tượng của doanh nghiệp nên có tính thẩm mĩ, dễ nhớ và độc đáo. Nhiều k h i người tiêu dùng chỉ nhớ đến mỗi tên
Nguyễn Sơn Quỳnh Oanh
95
sản phẩm và biểu tượng của doanh nghiệp để rồi bất chợt thấy biểu tượng ở đâu đó, họ lập tức nhớ tới sản phẩm hay doanh nghiệp.
Ngoài ra, tuy thuộc vào quỹ thời gian và khả năng đóng góp, doanh nghiệp nên tham gia vào các sặ kiện tại địa phương, tham gia vào các phòng thương mại hoặc quyên góp cho các quỹ từ thiện nhằm thu hút sặ chú ý của mọi người. Qua
đó, doanh nghiệp sẽ có hình ảnh đẹp, trờ thành nhà kinh doanh vì cộng đồng.
2.5. Thiết lập mối liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau và với các cơ
quan, tổ chức trong và ngoài nước
Các doanh nghiệp Việt Nam có thể phát huy tốt hơn hiệu quả của hoạt
động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh nếu họ phối hợp với giới truyền thông, cơ
quan ban ngành, chính quyền địa phương, thậm chí là nhân dân trong khu vặc.
Hơn thế nữa, điều đó cũng góp phần giúp các doanh nghiệp Việt Nam củng cố
tiềm lặc, từ đó có nhiều cơ hội tiến ra nước ngoài hơn.
Các doanh nghiệp có thể kết hợp với nhau triền khai các đạt tập huấn về
kỹ năng tham dặ hội chợ thương mại, kĩ năng xây dặng một chương trình quảng
cáo, kĩ năng ứng dụng công cụ quan hệ công chúng trong doanh nghiệp... Đồng
thời, trao đổi kinh nghiệm và xây dặng các mối quan hệ giao thương, họp tác cùng nhau phát triển. Sẽ còn hay hơn nữa nếu các doanh nghiệp kết hợp với nhau cùng xây dặng những chiến lược xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh ấn tượng và
thuyết phục.
Hơn nữa, trong giai đoạn hội nhập hiện nay, các doanh nghiệp phải mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tích cặc học hỏi kinh nghiệm và cập nhật tiến bộ của các tổ chức khác trên t h ế giói. Trước mắt, sặ hợp tác giữa các công ty quảng cáo, quan hệ công chúng... của Việt Nam với nước ngoài sẽ là hướng đi tích cặc
để các doanh nghiệp Việt Nam có thể hoạt động hiệu quả, tích l ũ y k i n h nghiệm và thể hiện năng lặc của mình.
Nguyễn Sơn Quỳnh Oanh
KẾT LUẬN
Cùng với việc Nhà nước mở cửa nền kinh tế, trong những năm qua,
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành quả quan trọng, tạo điều kiện vật chất thúc để đẩy nhanh quá trinh công nghiệp hoa, hiện đại hoa đất nước, giải quyết thêm nhiều công ăn
việc làm và cải thiện đời sựng nhân dân. Đ ó là thành quả của rất nhiều cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân Việt Nam trong nhiều ban
ngành, k h u vực. Trong đó, hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã góp phần xây dựng nên những thành quả ấy.
Xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh là một nội dung quan trọng trong marketing bên cạnh các yếu tự cấu thành khác là sản phẩm, giá và phân phựi. Hoạt động marketing nói chung và hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh nói riêng tổn tại và phát triển cùng với những biến đổi trong đời sựng kinh tế xã hội của con người. V ớ i 7 công cụ chính là quảng cáo, hội chợ triển lãm, bán hàng cá nhân, văn minh thương mại, marketing trực
tiếp, xúc tiến bán hàng và quan hệ công chúng, hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh đã được các doanh nghiệp Việt Nam vận dụng vào thực tế hết sức đa dạng, phong phú và hấp dãn.
Bên cạnh những mặt tích cực thì hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh ở Việt Nam vẫn còn nhiều điều chưa được do sự quản lí thiếu chặt
chẽ của Nhà nưởc, sự thiếu hiểu biết môi trường marketing à Việt Nam và
đặc biệt là do nhiều nguyên nhân chủ quan xuất phát từ chính các doanh nghiệp Việt Nam.
Nguyền Son Quỳnh Oanh
97
Để hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh đi đúng hướng và phát
huy hết tác dụng thì cần hoàn thiện hệ thống chính sách quản lí của Nhà
nước, hoàn thiện các doanh nghiệp là chủ thể hoạt động xúc tiến và hỗ trợ
kinh doanh cũng như các doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực
xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh.
N ề n k i n h t ế nước ta đang trong giai đoạn hội nhập với nền k i n h t ế
t h ế giới. Thòi điểm chúng ta chờ đợi sau bao nhiêu năm đã đến, ngày
7/11/2006, Việt Nam chính thức trọ thành thành viên của Tổ chức Thương
mại t h ế giói (WTO). Điều này mọ ra cho các doanh nghiệp Việt Nam
nhiều cơ hội đồng thời đi kèm không ít thách thức. H i vọng rằng hoạt
động marketing nói chung và xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh nói riêng sẽ
ngày càng phát triển, góp phần giúp doanh nghiệp Việt Nam nâng cao
năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế và xây dựng thương hiệu hàng Việt
Nam thành công trên thị trường trong nước và quốc tế.
Nguyễn Sơn Quỳnh Oanh
98 Anh 9 -K41C - A