Xu hướng phát triển hoạt động xúctiếnvà hỗ trợ kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp vấn đề xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh trong marketing hiện nay và bài học thực tiễn đối với các doanh nghiệp việt nam (Trang 83 - 86)

các doanh nghiệp Việt Nam

Thứ nhất, mặc dù hình thức quảng cáo truyền thống trên báo giấy, trên

truyền hình vẫn chiếm doanh số lớn, nhưng xu hướng là quảng cáo trực tuyến sẽ bắt kổp hoặc vượt quảng cáo trên báo giấy. v ấ n đề chỉ là thời gian. Tổng doanh số quảng cáo trên báo giấy ờ M ỹ (quý 3/2005) đạt 11,4 tỷ USD, vẫn là một con số khổng lồ so với con số khoảng 518,9 triệu USD của quảng cáo trực tuyến. Tuy nhiên, tỉ lệ tăng trường của quảng cáo trên báo giấy chỉ tăng 1,6% so v ớ i cùng kỳ năm ngoái, trong khi tỷ lệ tăng trưởng của quãng cáo trực tuyến đã vọt lên đến 26,7%.3 9

Hơn nữa, tại Việt Nam hiện nay, một tờ báo giấy có uy tín luôn

có xu hướng tạo ra một trang web nổi danh dựa trên thương hiệu của mình. Đ a số các tờ báo giấy hiện nay đều không bỏ l ỡ cơ hội nhận về mọi loại quảng cáo trên trang web của mình, và đây là một x u thế rất phù hợp với thời đại thương mại và truyền thông điện tử. V ớ i x u thế báo chí điện tử bùng nổ kết hợp với sự phát triển không bờ bến của các thiết bổ di động hiện đại thì đến một lúc nào đó, báo giấy sẽ chì là một dạng phụ san của báo điện tử, còn báo chính thức - báo điện tử - sẽ được truyền trực tiếp đến thiết bổ di động của người đọc thuê bao, ngay khi bài báo được duyệt.

Thứ hai, khi m à các sản phẩm ngày một giống nhau, quảng cáo hướng về

mặt tình cảm (Emotional Selling Proposition) đang lên ngôi thay thế cho các

quảng cáo nhấn mạnh vào sự khác biệt (Unique Selling Proposition). Các nhà nghiên cứu thổ trường đã chỉ ra rằng trong rất nhiều trường hợp, khách hàng chọn một thương hiệu không đơn thuần dựa trên những lý do hợp logic m à dựa trên cảm xúc và trái tim.

3y Đã đến thời cùa quàng cảo trực tuyến, trang web www.bitco.com.vn

Nguyễn Sơn Quỳnh Oanh

Thứ ba, quan hệ công chúng (PR) đang lên ngôi và được các nhà quản lí

thương hiệu đánh giá cao trong mối quan hệ với các công cụ xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh khác. Tuy nhiên, PR vẫn không phủ định hoàn toàn vai trò của quảng cáo. Nét khác biệt kinh điển giúp PR tạo nên sự tin tưởng hơn quảng cáo là: PR là người khác nói về mình, còn quàng cáo là mình nói về mình. Theo các chuyên

viên PR, nắm vồng được ý nghĩa và cách thức thúc đẩy nguồn nội lực của PR thì

các giám đốc thương hiệu đã có được 4 2 % cơ hội thành công trong nhiệm vụ của mình. Theo điều tra 100 lãnh đạo của 100 thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, quan hệ công chúng xếp hạng cao hơn quảng cáo, xúc tiến bán hàng, phương tiện

truyền thông Internet toong 5 trên 12 tiêu chí đưa ra, bao gồm: thiết lập độ tin cậy

của thương hiệu ( 5 1 % ) ; gắn thương hiệu với một tình huống cụ thể ( 5 1 % ) ; tiếp

tục tiến trình ngay cả khi các phương tiện truyền thông truyền thống không còn

tính sử dụng ( 4 4 % ) ; biểu hiện sự ủng hộ của bên thứ ba ( 3 9 % ) ; đem lại nhiều

ảnh hường hơn dưới góc độ chi phí marketing ( 3 5 % ) (Hình 6).

Thiết lập độ Gắn với S ừ dụng dẻ Biểu hiện Đ e m lại tin cậy của tình huống dàng s ự ủng hộ nhiêu ảnh

thương cụ thẻ cùa bẽn t h ứ hường

hiệu ba

Hình 6: Biểu đ đánh giả tác động của PR đối với doanh nghiêp

Nguồn: www.sisvn.com (bài ' 'PR - Sứ giả của thương hiệu'')

Nguyễn Sơn Quỳnh Oanh

Thứ tư, các doanh nghiệp hiện nay càng ngày càng ý thức được vai trò của hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh, nên có xu hướng sẵn sàng đầu tư xây

dựng bộ phận xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh của riêng mình trong phạm vi tốt nhất có thể. Các công ty nhỏ hơn thì phối hợp với các cóng ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh. Có thể thấy rẻng, nhân lực làm việc trong lĩnh vực xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh tại Việt Nam cũng sẽ ngày càng nhiều lên theo x u hướng phát triển chung của thế giới. Nguyên nhân là: trước hết,

mức lương và cơ hội thăng tiến trong ngành nghề này khá cao vì công việc đòi hỏi khả năng sáng tạo, cập nhật liên tục; tiếp đó, đây là một ngành nghề thu hút nhiều lao động trẻ.

Thứ năm, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay có xu hướng học hỏi và áp dụng một cách linh hoạt có chọn lọc nhũng chương trình xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh đã được các nước phát triển áp dụng, m à chưa cần phải đầu tư quá nhiều cho việc sáng tạo ý tưởng hay đầu tư kĩ thuật hoàn toàn mới mẻ.

Cuối cùng, xu hướng hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh hiện nay gắn

liền với yếu tố văn hóa - xã hội, hội nhập thế giới đồng thời không quên giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống của Việt Nam. Sự hiểu biết rõ về thị

trường, sở thích, thói quen, truyền thống và đặc điểm của con người Việt Nam sẽ

trờ thành một lợi thế của doanh nghiệp Việt Nam so với doanh nghiệp quốc tế.

Những thông điệp kiểu như "Nâng niu bàn chân Việt", "Tự hào Việt Nam",

"Người Việt dùng hàng Việt", "Tôi yêu Việt Nam"... v ớ i nội dung vừa mang tính hiện đại vừa dựa trên truyền thống dân tộc Việt Nam rất được người dân ủng hộ. Bên cạnh đó, quan điểm marketing trong thời đại mới là quan điểm marketing cộng đồng, nghĩa là càng ngày các doanh nghiệp càng quan tâm hơn đến trách nhiệm cộng đồng và lợi ích xã hội.

Nguyễn Sơn Quỳnh Oanh

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp vấn đề xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh trong marketing hiện nay và bài học thực tiễn đối với các doanh nghiệp việt nam (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)