- Về dịch vụ kiến trúc
Thứ ba, tồn tại mọc độ độc quyền cao của các công ty bảo hiểm nhà nước trên thị trường bảo hiểm Trung Quốc Ba công ty bảo hiểm như công ty bảo
trên thị trường bảo hiểm Trung Quốc. Ba công ty bảo hiểm như công ty bảo hiểm nhân dân Trung Quốc, Công ty bảo hiểm Thái Bình Dương và Công ty bảo hiểm Bình An chiếm tới 9 0 % thị phần trên thị trường bảo hiểm tài sản. Sự thâm nhập của các công ty bảo hiểm nước ngoài bị hạn chế nghiêm ngặt. Hoạt động của các công ty bảo hiểm nước ngoài đã đầu tư vào Trung Quốc bị hạn chế về mặt địa lý (chỉ được hoạt động ở một số thành phố lớn); về nghiệp vụ kinh doanh (chủ yếu cho cấc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bảo hiểm nhân thọ) và có quyền cổ dông. Do đó, cho tới năm 1999
tài sản của các công ty bảo hiểm nước ngoài chỉ c h i ế m ít hơn 2 % giá trị tài sản của tất cả các công ty bảo hiểm và l ợ i nhuận của các công ty này cũng chỉ c h i ế m 1,3% tổng lợi nhuận thu được của các công ty bảo hiểm.
Thứ tư, thị trường bảo hiểm Trung Quốc hoạt động kém hiệu quả do chịu sự can thiệp tắ nhiều phía, đặc biệt tắ phía các tổ chức hành chính; thiếu các quy tắc hoạt động hoặc các quy tắc này dã không còn phù hợp với tình hình mới; c h ế độ bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm thiếu hoàn thiện và không rõ ràng nên hay xảy ra tranh chấp; tỷ lệ phí thị trưởng không được xác định theo quy luật cung cầu và ít liên quan đến chất lượng dịch vụ.
Thứ năm, ngành bảo hiểm Trung Quốc thiếu những nhà chuyên m ô n giỏi do hoạt động lâu năm trong môi trường k ế hoạch hoa tập trung và quan liêu, bao cấp. Do đó, kỹ thuật và trình độ nghiệp vụ bảo hiểm thấp và thua xa so với các công ty bảo hiểm nước ngoài.
* V i ễ n thông
Sau 20 năm cải cách và mở cửa, ngành dịch vụ viễn thông Trung Quốc dã có những bước phát triển vượt bậc về tốc độ và quy mô. Số lượng thuê bao điện thoại cố định đã tăng tắ 40 triệu năm 1995 lên tới 87,4 triệu năm 1998 (trung bình tâng 4 0 % mỗi năm) và trở thành mạng điện thoại cố định lớn thứ hai trên thế giói; số lượng thuê bao điện thoại di động cũng tâng mạnh, tắ 3,6 triệu năm 1995 lên 43,3 triệu năm 1998 và 120,6 triệu năm vào tháng 7/2001, vượt qua nước Mỹ, nước có 120,1 triệu thuê bao và tăng nhanh hom rất nhiều so với điện thoại cố định; số lượng sử dụng Intemet ỏ Trung Quốc cũng đã tâng gấp đôi cứ sau 5-6 tháng với 26,5 triệu (7/2001), bao gồm 4,54 triệu được kết nối thông qua cổng truyền thuê, 17,93 triệu là người sử dụng trực tiếp và 4,03 triệu người sử dụng cả hai dạng. Ngoài số người sử dụng máy tính còn khoảng 1,07 triệu người tiếp cận Internet thông qua cổng di động và thiết bị thông tin điện. Đế n đầu năm 2001, Trung Quốc đã có khoảng 8,92 triệu máy chủ, với 1,41 triệu được kết nối thông qua cổng thuê và 7,51 triệu được kết nối trực tiếp.
Ngoài ra, nhằm tăng cường cạnh tranh trên thị trường dịch vụ viễn thông và hướng việc gia nhập WTO, nhiều cải cách về pháp luật đã được thực hiện từ năm 1994 và đặc biệt mạnh mẽ từ năm 1998 vói việc xoa bỏ sự độc quyền trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông (trước năm 1998 China Telecom luôn nồm vị trí độc quyền). K ế t quả là trên thị trường viễn thông Trung Quốc đã xuất hiện 7 công ty: China Telecom, China Mobile Telecommunications Corporation, China Satellite (ChinaSat), Uincom, ChinaNetcom, Jitong và China Railvvay Communications. Đồng thời, phí dịch vụ viễn thông cũng
được liên tục cồt giảm từ năm 1999 (một phần để giải quyết những phàn nàn của người sử dụng, một phần để tăng khả năng tiếp cận dịch vụ của người sử dụng đối với công nghệ tiên tiến và hợp lý hoa cơ cấu phí cho phù hợp với thông l ệ quốc t ế và chuẩn bị cho việc gia nhập W T O cũng như thực hiện
chiến lược cung cấp dịch vụ phổ cập).
Tuy nhiên, cho tới trước khi gia nhập WTO, do t i ề m năng phát triển cũng
như do ngành viễn thông được coi là một trong những ngành chủ chốt quốc gia của Trung Quốc (điều này dược phán ánh qua mức độ căng thẳng đàm phán về lĩnh vực này k h i Trung Quốc gia nhập WTO: tất cả các nước Mỹ, EU, Nhật Bản đều coi mở cửa dịch vụ viễn thông là vấn đề tranh cãi chính trong quá trình đàm phán song phương với Trung Quốc) nên thị trường dịch vụ viễn thông là một trong những thị trường "đóng nhất", được bảo h ộ và quản lý chặt chẽ nhất ở Trung Quốc so vói ở phần lớn các nước đang phát triển vì các nhà đầu tư nước ngoài không được tham gia vào thị trường và chỉ
có thể cũng cấp các thiết bị viễn thông. Hơn t h ế nữa, cơ c h ế pháp luật trong
lĩnh vực này lại thiếu rõ ràng, thiếu tính độc lập, không nhất quán, không liên tục, ít có hiệu lực và thậm chí không có tính hiện thực. Thêm vào đó, mặc dù tính độc quyền trên thị trường đã bị phá vỡ nhưng thị trường chủ yếu do các công ty Nhà nước thống trị nên thiếu sự cạnh tranh và kết quả là dịch vụ được cung cấp với chất lượng không cao trong khi giá cả lại cao.
2.2 Sau khi gia nhập WTO