2.1. Khái quát hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Tiên Phong, Trung
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm kinh doanh sản phẩm
Khi Việt Nam gia nhập WTO đã cam kết giảm thuế nhập khẩu, ngày 17/04/2008 thứ trưởng Bộ Tài Chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn ký quyết định sô17/2008/QĐ-BTC điều chỉnh thuế nhập khẩu ô tô theo đó thuế xuất nhập khẩu ô tô nguyên chiếc sẽ tăng 13% từ 70% đến 83%, và thuế nhập khẩu linh kiện ô tô cũng tăng( quyết định có hiệu lực từ 24/04/2008) điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động cho vay mua ô tô của ngân hàng nói chung và ngân hàng Tiên Phong nói riêng.
Với mong muốn hỗ trợ đối đa cho khách hàng và cho vay mua ô tô là một trong những dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn vay. Ngân hàng TPBank triển khai nhiều chương trình ưu đãi, mở chi nhánh, trung tâm kinh doanh chuyên về mảng thị trường này tác các khu vực trọng điểm trên địa bàn TP Hà Nội và các tỉnh thành khắp cả nước.
Thành lập tháng 4/2016 trung tâm kinh doanh sản phẩm cho vay ô tô Long Biên ra đời theo đúng định hướng phát triển của Ngân hàng TP bank.
Trung tâm kinh doanh Long Biên thuộc địa bàn quận Long Biên. Tại đây mật độ dân cư đông đúc, xe cộ đi lại sầm uất, gần chung chuyển Long Biên, Đường 6, Cầu Chui, Thanh Trì, Trâu Quỳ và lân cận các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh…rất thuận tiện cho việc đi lại.
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức của trung tâm kinh doanh sản phẩm cho vay ô tô Long Biên
Trung tâm kinh doanh Long Biên có đội ngũ cán bộ tín dụng trẻ, nhiệt huyết với công việc, phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn tốt. Được thành lập ngày 10/04/2016, cơ cấu tổ chức của trung tâm kinh doanh được phân chia như sau:
23
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Trung tâm kinh doanh Long Biên
(Nguồn: Phòng hành chính kế toán)
Trong đó: Giám đốc là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc ngân hàng TMCP TPBank về việc điều hành phòng trung tâm kinh doanh Long Biên. Có nhiệm vụ điều hành và quản lý chung hoạt động trung tâm, tham mưu, tư vấn trong việc xây dựng, triển khai, quản lý. Hoàn thiện chương trình khuyến mại, lãi suất, chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp, cạnh tranh với các trung tâm kinh doanh khác trên địa bàn hoạt động. Giám đốc trung tâm tiến hành lập và tổ chức triển khai kế hoạch hoạt động kinh doanh của phòng căn cứ trên sự phê duyệt của ban giám đốc chi nhánh, thực hiện phê duyệt các nghiệp vụ tại phòng giao dịch trong thẩm quyền do tổng giám đốc ủy quyền, tuân thủ theo đúng quy định của TPBank.
Về nhân sự, giám đốc là người lập kế hoạch cung cấp và quản lý lao động của trung tâm cụ thể:
- Xây dựng kế hoạch nhân sự và kiến nghị tuyển dụng đủ người. - Có kế hoạch đào tạo tại chỗ và cử đi đào tạo cho nhân viên - Bố trí nhân viên, phân công luân chuyển phù hợp
- Động viên khích lệ nhân viên và định kỳ đánh giá kết quả - Khiến nghị khen thưởng kỷ luật cho phòng nhân sự
- Về văn hóa doanh nghiệp, giám đốc chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động xây dựng văn hóa bán hàng cũng như văn hóa kinh doanh nói chung của phòng giao dịch theo các chương trình của ban lãnh đạo trung tâm.
24
Về hoạt động kinh doanh, giám đốc có nhiệm vụ phát triển kinh doanh bán lẻ, quản lý và phát triển đội ngũ bán hàng, quản lý kế toán, kho quỹ, quản lý rủi ro tuân thủ, quản lý chất lượng, nắm bắt và quản lý thông tin thị trường.
Phòng kinh doanh: Phát triển, mở rộng, tư vấn trực tiếp với khách hàng mục tiêu, phối kết hợp giữa trưởng nhóm và nhân viên, tạo một quy trình giao dịch chuyên nghiệp, hiệu quả, nhanh gọn. Chăm sóc khách hàng tạo ra những nhu cầu tiềm năng
Phòng kiểm soát: Phối hợp với phòng kinh doanh, phê duyệt hồ sơ, thẩm định, định giá tài sản, khả năng trả nợ, rủi ro nếu có của khách hàng. Tiến hành đệ trình lên ban giám đốc giải ngân, hoàn thành và lưu trữ trên hệ thống quản lý của trung tâm.
Phòng hành chính kế toán: Chức năng là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng; các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh; cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao. Thực hiện quản lý các giao dịch nội bộ, chi trả lương và các khoản thu nhập khác cho cán bộ nhân viên hàng tháng. Tổ chưc quản lý và theo dõi hạch toán kế toán tài sản cố định, công cụ lao động, kho ấn chỉ, chi tiêu nội bộ của chi nhánh; phối kết hợp với phòng tổ chức hành chính lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng tài sản cố định… Thực hiện việc mua sắm tài sản và công cụ lao động, trang thiết bị và phương tiện làm việc, văn phòng phẩm phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh. Quản lý và sử dụng điện thoại và các trang thiết bị của trung tâm.
2.1.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của trung tâm kinh doanh sản phẩm cho vay ô tô Long Biên
25
Bảng 2.1: Tình hình hoạt động cho vay trung tâm kinh doanh Long Biên 2017- 2019 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Dư nợ vay 195.633 268.869 335.236 73.236 37,43 66.367 24,68 Dư nợ xấu 3012 3441 3889 429 14,24 448 13,01 Tỷ lệ nợ xấu/Dư nợ 1.54% 1.28% 1.16%
(Nguồn: Phòng tài chính, kế toán)
Dư nợ cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá kết quả của hoạt động cho vay. Nhìn vào bảng số liệu trong 3 năm vừa qua, dư nợ bình quân có tăng. Cụ thể, dư nợ năm 2017 là 195.633 triệu đồng, qua năm 2018 thì tốc độ tăng dư nợ bình quân là 37.43 % với số tiền dư nợ cho vay tăng 73.236 triệu đồng so với năm 2017. Năm 2019 là năm hoàng kim của các hãng xe, liên tục nhập khẩu mẫu xe mới, phù hợp với thị hiếu và túi tiền của người lao động trẻ. Cùng sự ra đời hãng xe đầu tiên của Việt Nam: VINFAST, trung tâm kinh doanh Long Biên cũng cho vay được mức dư nợ ấn tượng 335.236 triệu đồng tăng 66.367 tỷ đồng tương ứng vượt 24.68 % so với năm 2018.
Song song với việc gia tăng dư nợ cho vay thì công tác thu nợ, tránh nợ xấu phát sinh cũng được trung tâm hết sức chú trọng. Qua bảng số liệu trên cho dư nợ xấu giai đoạn 2017-2019 đã giảm rõ rệt. Cụ thể với tỷ lệ nợ xấu chỉ đạt mức 1.54% năm 2017 và 1,28% năm 2018 và 1,16% năm 2019. Qua các năm tỷ lệ nợ xấu giảm dần và đảm bảo mức an toàn dưới quy định cho phép là 3% của NHNN. Do đó, trung tâm cần phải duy trì và làm ổn định mức kiểm soát dư nợ quá hạn trong từng năm nhằm hạn chế tình trạng nợ xấu gia tăng. Trung tâm đã hạn chế được tỷ lệ nợ xấu qua các năm nên tình trạng nợ xấu cũng được kiểm soát nhờ các chính sách đôn
26
đốc, quan tâm tới khách hàng nhiều hơn không để các khoản nợ đủ tiêu chuẩn chuyển sang các nhóm nợ khác dẫn đến khó thu hồi của trung tâm.
Dù trong điều kiện tín dụng khó khăn nhưng trung tâm vẫn gia tăng được dư nợ và đảm bảo rất tốt vấn đề rủi ro trong tín dụng, giảm thiểu nợ xấu, qua đó cho thấy hoạt động cho vay được trung tâm hết sức chú trọng.
Bảng 2.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Đvt : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Doanh thu 14.370 21.480 25.64 0 7.110 49.48 4.160 19.36 Chi phí 10.350 14.940 16.39 0 4.59 0 44.35 1.450 9.7 Lợi nhuận 4.020 6.540 9.250 2.52 0 62.68 2.710 41.43
(Nguồn: Phòng tài chính, kế toán)
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 14370 21380 25640 10350 14940 16390 4020 6540 9250 Doanh thu Chi Phí Lợi nhuận
27
Hình 2.2 : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
28
Có thể thấy, thu nhập của ngân hàng TMCP Tiên Phong – TTKD sản phẩm cho vay mua ô tô Long Biên trong giai đoạn 2017-2019 có sự tăng trưởng đáng kể. Cụ thể doanh thu năm 2017 của trung tâm là 14.370 triệu đồng, sang năm 2018 tăng lên 7.110 triệu đồng so với năm 2017 tương ứng với số tiền là 21.380 triệu đồng. Sang đến năm 2019 thu nhập tăng lên 25.640 triệu đồng, tức tăng 4.160 triệu đồng so với năm 2018, tương đương với tỷ lệ 19,36 % so với năm 2018. Đây là điều đáng khích lệ trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều khó khăn mà trung tâm đã cố gắng nâng cao hiệu quả tín dụng, đảm bảo tăng trưởng. Dựa vào bảng số liệu, ta thấy chi phí của chi nhánh qua các năm lần lượt là 10.350 triệu đồng (2017), 14.940 triệu đồng (2018) và 16.390 triệu đồng (2019). Năm 2019 chi phí tăng thêm 1.450 triệu đồng so với năm 2018 trong khi đó thu nhập cũng tăng thêm 4.160 triệu đồng. Từ đó, làm cho lợi nhuận trước thuế của chi nhánh cũng có sự tăng trưởng đều và ổn định trong giai đoạn này. Năm 2017 lợi nhuận trước thuế của trung tâm là 4.020 triệu đồng, sang năm 2018 tăng lên 6.540 triệu đồng và đến cuối năm 2019 đạt được lợi nhuận trước thuế 9.250 triệu đồng. Việc kinh doanh có hiệu quả đã đem lại cho chi nhánh lợi nhuận cuối năm 2019 tăng 41,43% so với năm 2018, tốc độ tăng khá cao và phù hợp với mức tăng trưởng hợp lý, bền vững mà trung tâm đã đề ra.
Tóm lại, trong giai đoạn 2017-2019 mặc dù tình hình chung của nền kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng ngân hàng TMCP Tiên Phong – TTKD sản phẩm cho vay mua ô tô Long Biên vẫn duy trì tốt khả năng thanh khoản, sử dụng vốn có hiệu quả vào hoạt động kinh doanh sinh lời, tích cực triển khai các hoạt động thu dịch vụ phí, giữ vững mức tăng trưởng lợi nhuận, đóng góp đáng kể cho ngân sách cũng như sự phát triển kinh tế trên địa bàn quận Long Biên và các quân huyện lân cận. Tuy nhiên vẫn còn nhiều phản ánh không tốt về chất lượng lượng dịch vụ cho vay mua ô tô, lượng khách sau khi sử dụng dịch vụ có ý định quay lại và giới thiệu với người thân bạn bè đến Trung tâm còn rất hạn chế. Số lượng khách hàng gắn bó với trung tâm cũng giảm dần. Vây nên cần phải xem xét và đánh giá lại chất lượng dịch vụ cho vay mua ô tô trả góp tại TTKD sản phẩm cho vay mua ô tô Long Biên.
29
2.1.3. Dịch vụ cho vay mua ô tô trả góp trung tâm kinh doanh sản phẩm cho vayô tô Long Biên