6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
3.1.2. Định hướng phát triển củaQuỹ Đầutư phát triển thànhphố đến năm
a) Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành đô thị động lực, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển vùng, hướng mô hình tập trung đa cực, không gian mở rộng; liên kết hợp tác chặt chẽ với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước; phát triển kinh tế biển và hội nhập kinh tế quốc tế.
b) Tập trung khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của thành phố để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững gắn với đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp và nâng cao chất lượng tăng trưởng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá; là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật của vùng và cùng với các thành phố lân cận hình thành hành lang kinh tế Bắc - Nam.
c) Phát triển kinh tế - xã hội gắn với chỉnh trang, nâng cấp đô thị và phát triển không gian đô thị. Chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho bước phát triển thời kỳ tiếp theo.
d) Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với phát triển các lĩnh vực y tế, văn hoá, giáo dục nhằm đảm bảo không ngừng cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao dân trí. Gắn phát triển kinh tế với thực hiện công bằng xã hội và ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
e) Kết hợp giữa phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững. Đồng thời tổ chức thực hiện tốt các cam kết thiên niên kỷ của Việt Nam.
3.1.2. Định hướng phát triển của Quỹ Đầu tư phát triển thành phố đếnnăm 2025 năm 2025
Để đạt được mục tiêu đề ra, thành phố đã và đang tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nâng cấp và chỉnh trang đô thị kết hợp với việc nâng cao
chất lượng các dịch vụ công ích như: giao thông, cấp thoát nước, xử lý nước thải, vệ sinh môi trường, điện chiếu sáng, vận tải công cộng... nhằm tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, với vị trí, vai trò và mục tiêu phát triển được xác định nêu trên, có thể thấy nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của thành phố đặc biệt là đầu tư phát triển một số hạ tầng chiến lược để kết nối hiệu quả liên kết vùng, liên kết quốc tế là rất lớn trong khi nguồn lực đầu tư từ ngân sách còn hạn hẹp. Do đó, việc thu hút các nguồn lực xã hội, trong đó tăng cường vai trò và quy mô của Quỹ Đầu tư phát triển thành phố nhằm trở thành công cụ tài chính hữu hiệu, cánh tay đắc lực về vốn cho thành phố là một trong những giải pháp đặt ra.
a. Mục tiêu phát triển chung: tiếp tục củng cố Quỹ là một tổ chức tài chính vững mạnh và chuyên nghiệp của địa phương, đảm bảo đủ năng lực để thực hiện có hiệu quả các chính sách huy động vốn và đầu tư theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn và các nhiệm vụ khác do UBND thành phố giao. Tham gia công tác xã hội hóa đầu tư trên một số lĩnh vực. Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngân sách thông qua việc đầu tư các công trình, dự án kết cấu hạ tầng trên địa bàn thành phố.
b. Định hướng phát triển
- Tăng quy mô nguồn vốn hoạt động của Quỹ phù hợp với từng giai đoạn phát triển.
- Huy động tối đa các nguồn vốn trong nền kinh tế phục vụ đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương, đa dạng hóa hình thức huy động vốn thông qua phương thức hợp vốn, nâng cao khả năng bảo toàn vốn của Quỹ, đề xuất UBND thành phố phương án phát hành trái phiếu để huy động vốn.
- Tập trung cho vay các dự án thuộc các chương trình trọng điểm, ưu tiên của thành phố đồng thời triển khai hoạt động cho vay hợp vốn với các tổ
chức tài chính khác, đồng thời
- Đa dạng hóa hình thức hoạt động, phân tán rủi ro, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động.
3.1.3. Định hướng, mục tiêu hoạt động cho vay đầu tư dự án tại Quỹ Đầutư phát triển thành phố Đà Nẵng