THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu LUẬN văn HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM SOÁT nội bộ HOẠT ĐỘNG CHO VAY đầu tư dự án tại QUỸ đầu tư PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 64)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG

CHO VAY ĐẦU TƯ DỰ ÁN TẠI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÀ NẴNG 2.2.1. Quy trình kiểm soát hoạt động cho vay đầu tư dự án tại Quỹ

Quy trình kiểm soát cho vay đầu tư dự án tại Quỹ được lồng ghép và kiểm tra chéo thông qua trình tự cho vay và thủ tục cho vay. Về trình tự cho vay được thể hiện ở sơ đồ sau:

Hình 2.2. Quy trình cho vay dự án đầu tư dự án tại Quỹ đầu tư phát triển

Thẩm định dự án đầu tư (PTĐ) Trả hồ sơ cho chủ đầu tư Lập Tờ trình phê duyệt cho vay (PTĐ) Kiểm soát dự án trước khi cho vay

(BKS) Tiếp cận và rà soát sơ bộ về dự

án đầu tư (PKH&NCPT)

Ký kết hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế

chấp ( nếu có)

Giám sát vay

Trả hồ sơ chủ đầu tư

Tất toán khoản vay UBND/HĐQL phê

2.2.2. Kiểm soát trước cho vay

2.2.2.1. Kiểm soát ở giai đoạn xúc tiến dự án

- Phòng Kế hoạch và Nghiên cứu phát triển có trách nhiệm xúc tiến tìm kiếm dự án, tư vấn, hướng dẫn chủ đầu tư cung cấp hồ sơ dự án theo danh mục do hồ sơ do Giám đốc Quỹ ban hành theo Quyết định số 48/QĐ-QĐTPT ngày 17/7/2018.

- Danh mục hồ sơ dự án cho vay đầu tư : Yêu cầu về hồ sơ ban đầu để

thẩm định một khoản vay, cần phải có các tài liệu sau: + Công văn đề nghị vay vốn

+ Hồ sơ pháp lý chủ đầu tư (bên vay vốn):

* Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. * Điều lệ/Quy chế hoạt động Doanh nghiệp.

* Quyết định bổ nhiệm TGĐ/GĐ, Kế toán trưởng. + Hồ sơ pháp lý Dự án:

* Văn bản cho phép đầu tư của cấp có thẩm quyền.

* Biên bản/Nghị quyết ĐHĐCĐ/HĐQT/HĐTV về thông qua dự án đầu tư và vay vốn tại Quỹ

* Quyết định đầu tư/Quyết định phê duyệt dự án đầu tư của cấp có thẩm quyền. * Dự án đầu tư/BCNCKT/BCKTKT.

* Thiết kế cơ sở đã được thẩm tra. Khái toán tổng mức đầu tư/Dự toán công tình xây dựng/Dự toán mua sắm hàng hóa, thiết bị đã được phê duyệt (kèm Quyết định phê duyệt).

* Hợp đồng thuê đất/Văn bản liên quan đến khu đất thực hiện dự án/Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/Quyết định giao đất khu đất thực hiện dự án (nếu có).

* Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công và dự toán thiết kế kỹ thuật thi công đã được thẩm tra, phê duyệt (kèm Quyết định phê duyệt).

nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường (kèm Báo cáo/Kế hoạch bảo vệ môi trường). * Phê duyệt về công tác phòng cháy, chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền. * Giấy phép xây dựng.

* Báo cáo tiến độ thực hiện dự án đến thời điểm đề nghị vay vốn (áp dụng với những dự án đã triển khai thi công).

+ Hồ sơ tài chính:

* Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất đã được kiểm toán (trường hợp đặc biệt sẽ trình Giám đốc xem xét).

* Báo cáo tình hình tài chính từ đầu niên độ đến thời điểm đề nghị vay vốn (nếu có).

+ Hồ sơ bảo đảm tiền vay (cầm cố, bảo lãnh, thế chấp bất động sản, động sản…):

* Cầm cố: sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá ( cổ phiếu, trái phiếu...)

* Bảo lãnh: Chứng thư bảo lãnh của NHTM/tổ chức hợp pháp có chức năng bảo lãnh.

* Thế chấp bất động sản: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, hồ sơ xác định giá trị tài sản thế chấp như chứng thư thẩm định giá/hợp đồng thuê đất...

* Thế chấp động sản: giấy chứng nhận phương tiện vận tải, hợp đồng mua bán máy móc thiết bị, hóa đơn tài chính, biên bản nghiệm thu lắp đặt, bộ chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ (CO, CQ)

* Thủ tục rà soát: Phòng kế hoạch và nghiên cứu phát triển thực hiện rà

soát sơ bộ về hồ sơ do chủ đầu tư cung cấp theo danh mục , chủ động phối hợp với các phòng nghiệp vụ có liên quan để hướng dẫn chủ đầu tư hoàn chỉnh hồ sơ dự án trên cơ sở đó tiếp nhận hồ sơ, thực hiện tra cứu thông tin CIC để chuyển phòng Thẩm định tiến hành công tác thẩm định

2.2.2.2. Thẩm định dự án và phê duyệt cho vay

Tùy theo tính chất và quy mô của từng dự án, Phòng Thẩm định báo cáo Giám đốc Quỹ quyết định như sau:

- Đối với các dự án đầu tư có quy mô nhỏ, đơn giản (có mức vốn cho vay đầu tư từ 05 tỷ đồng trở xuống) tổ chức họp lấy ý kiến thêm các phòng, ban chuyên môn (nếu cần) và trình trực tiếp Ban Giám đốc phê duyệt.

- Đối với các dự án khác, Giám đốc Quỹ chủ trì họp lấy ý kiến tư vấn của Hội đông tư vấn thẩm định do Giám đốc Quỹ thành lập. Trên cơ sở ý kiến tham gia của các thành viên Hội đồng tư vấn, Phòng Thẩm định tổng hợp trình Giám đốc Quỹ xem xét để hoàn chỉnh công tác thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định.

- Phương pháp thẩm định: Do Quỹ tự thực hiện, trường hợp những dự án có quy mô lớn, tính chất phức tạp, vượt quá khả năng của Quỹ thì thuê cơ quan tư vấn thực hiện.

* Nội dung thẩm định:

- Thẩm định về đối tượng có thuộc danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển của thành phố Đà Nẵng ban hành kèm theo Quyết định 5116/QĐ-UBND ngày 30/7/2014.

- Thẩm định về giới hạn cho vay:

+ Giới hạn cho vay đối với một dự án không được vượt quá 20% vốn chủ sở hữu của Quỹ tại thời điểm thực hiện và không vượt quá 80% tổng vốn đầu tư của Dự án.

+ Tổng mức dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn chủ sở hữu của Quỹ

- Thẩm định về Thẩm quyền phê duyệt cho vay:

+ Nếu mức vốn cho vay đối với một dự án trên 15% vốn chủ sở hữu của Quỹ thì do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định.

+ Nếu mức vốn cho vay đối với một dự án đến 15% vốn chủ sở hữu của Quỹ thì do Hội đồng quản lý Quỹ quyết định.

- Thẩm định về hồ sơ dự án đầu tư bao gồm:

+ Thẩm định về chủ đầu tư: pháp lý, năng lực hoạt động, khả năng tài chính + Thẩm định về dự án đầu tư:

- Đánh giá pháp lý, thủ tục dự án đầu tư

- Phân tích nhu cầu và tính cấp thiết của dự án, phân tích các yếu tố cung cầu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm do dự án tạo ra.

- Phân tích đánh giá về phương án tài chính, tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn đầu tư, khả năng thu hồi vốn và trả nợ vay.

- Thẩm định về hiệu quả kinh tế - xã hội, tài chính, tác động môi trường của dự án

- Thẩm định các yếu tố rủi ro tiểm ẩn của dự án như quan hệ thanh toán với đối tác, uy tín thanh toán đối với các tổ chức tín dụng...

- Thẩm định về tài sản bảo đảm tiền vay: Pháp lý tài sản bảo đảm, khả năng chuyển đổi thành tiền, tính thanh khoản, giá trị tài sản bảo đảm...

Bảng 2.3. Tình hình dự án được phê duyệt cho vay giai đoạn 2016-2018

Bảng 2.4. Tình hình dự án từ chối tại Quỹ giai đoạn 2016-2018

(Nguồn: Báo cáo hàng năm của Quỹ)

* Phòng Thẩm định tiếp nhận toàn bộ hồ sơ dự án do phòng Kế hoạch và Nghiên cứu phát triển chuyển sang, thu thập chứng thư thẩm định giá trị tài sản đảm bảo (bản chính) và tiến hành công tác thẩm định theo quy định, trình phê duyệt báo cáo thẩm định. Trên cơ sở đó, lập thủ tục trình cấp có thẩm quyền cho xem xét phê duyệt cho vay. Đồng thời, chuyển hồ sơ liên quan cho Ban kiểm soát để kiểm tra, giám sát và cho ý kiến tham gia để cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt cho vay. (Phụ lục 02 – Mẫu Báo cáo thẩm định dự án đính kèm)

2.2.2.3. Hoạt động kiểm tra, giám sát của Ban Kiêm soát:

- Sau khi nhận hồ sơ dự án và báo cáo thẩm định đã được Giám đốc Quỹ phê duyệt chuyển sang, Ban Kiểm soát tiến hành kiểm tra giám sát về đối tượng cho vay, lãi suất cho vay, các thủ tục hồ sơ dự án, điều kiện cho vay, nguồn vốn thực hiện dự án có đảm bảo theo quy định và nhận định các rủi ro có thể xảy ra đối với dự án. Ban Kiếm soát lập báo cáo kiểm tra về tuân thủ đối với các vấn đề nêu trên gởi cho các cấp có thẩm quyền xem xét để phê duyệt cho vay.

2.2.2.4. Trình UBND hoặc HĐQL phê duyệt cho vay

Sau khi có ý kiến tham gia của Ban Kiểm soát, các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ, Phòng Thẩm định tổng hợp và giải trình các ý kiến tham gia

trình Giám đốc Quỹ ký và gởi cho Chủ tịch Hội đồng quản lý xem xét phê duyệt /trình UBND thành phố phê duyệt cho vay.

- Trường hợp HĐQL Quỹ/UBND thành phố không thống nhất cho vay, Phòng Thẩm định tiến hành hoàn trả hồ sơ cho Phòng KH&NCPT để phòng KH&NCPT tham mưu Giám đốc Quỹ công văn trả lời cho đơn vị vay vốn được biết.

- Trường hợp HĐQL Quỹ/UBND thành phố thống nhất cho vay: HĐQL Quỹ/UBND thành phố ra Quyết định phê duyệt cho vay theo quy định.

2.2.3. Kiểm soát giai đoạn trong khi giải ngân

* Phòng Tín dụng Soạn thảo và ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay

- Dựa trên Phê duyệt cho vay đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và Báo cáo kết quả thẩm định dự án, Phòng Tín dụng sẽ soạn thảo và ký kết Hợp đồng bảo đảm tiền vay. Trình tự như sau:

- Soạn thảo Hợp đồng: thống nhất với Bên bảo đảm về nội dung hợp đồng. - Trình ký Hợp đồng: Phòng Tín dụng lập Phiếu trình kèm theo hồ sơ, gồm có: + Hợp đồng bảo đảm tiền vay

+ Hồ sơ đăng ký thế chấp, giao dịch bảo đảm

+ Hồ sơ, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền quản lý hợp pháp đối với tài sản bảo đảm

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

+ Biên bản họp HĐQT/HĐTV thống nhất việc thế chấp tài sản + Văn bản xác nhận giá trị tài sản của cơ quan tư vấn thẩm định giá

+ Văn bản cam kết của chủ đầu tư về tính pháp lý, quyền sở hữu, sử dụng và quản lý hợp pháp, không có tranh chấp… đối với tài sản bảo đảm

+ Giấy bảo lãnh của ngân hàng thương mại + Biên bản định giá tài sản bảo đảm

- Ký Hợp đồng bảo đảm tiền vay (mẫu hợp đồng bảo đảm tiền vay đính kèm phụ lục)

- Chuyển Văn phòng Quỹ đóng dấu, đồng thời phối hợp với Bên bảo đảm liên hệ cơ quan công chứng, cơ quan đăng ký thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm để thực hiện nhằm đảm bảo Quỹ có quyền hợp pháp trong xử lý tài sản bảo đảm.

- Phòng Tín dụng lập Biên bản giao nhận Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đảm bảo với Bên bảo đảm.

* Phòng Tín dụng soạn thảo và trình ký kết Hợp đồng tín dụng

- Phòng Tín dụng chịu trách nhiệm soạn thảo Hợp đồng tín dụng. Trình tự như sau:

+ Soạn thảo hợp đồng: thống nhất với Bên vay về nội dung hợp đồng. + Trình ký hợp đồng: Phòng Tín dụng lập Phiếu trình kèm theo hồ sơ, gồm có:

+ Hợp đồng tín dụng

+ Hợp đồng bảo đảm tiền vay + Báo cáo kết quả thẩm định dự án + Các tài liệu khác có liên quan

+Ký hợp đồng tín dụng (mẫu hợp đồng tín dụng đính kèm phụ lục) + Chuyển Văn phòng Quỹ để đóng dấu và giao hợp đồng cho bên vay.

* Tiến hành giải ngân các hình thức giải ngân:

- Vốn được chuyển trực tiếp vào tài khoản cho khách hàng của Bên vay theo đề nghị của Bên vay.

- Vốn được chuyển cho Bên vay trong các trường hợp sau:

+ Bên vay tự thực hiện dự án hoặc một phần dự án và có đề nghị của Bên vay.

+ Bên vay đã huy động các nguồn vốn khác (không có nguồn gốc vốn vay) để thanh toán chi phí phát sinh trong thời gian chờ phê duyệt dự án và hoàn chỉnh thủ tục hồ sơ giải ngân của Quỹ.

- Trình tự giải ngân như sau: + Tiếp nhận hồ sơ giải ngân

+ Kiểm tra hồ sơ giải ngân: Phòng tín dụng kiểm tra hồ sơ trước khi trình giải ngân nhằm đảm bảo tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ cho vay, phù hợp với mục đích sử dụng vốn.

+ Phê duyệt hồ sơ giải ngân: Phòng Tín dụng lập Tờ trình kèm hồ sơ giải ngân trình Phó Giám đốc phụ trách xem xét, kiểm tra và có ý kiến tham gia xử lý. Trên cơ sở đó, Giám đốc Quỹ xem xét quyết định phê duyệt giải ngân.

(Phụ lục 03 – Mẫu Tờ trình giải ngân đinh kèm)

+ Sau đó, Phòng Tài chính – Kế toán tiếp nhận hồ sơ từ Phòng Tín dụng và lập thủ tục chuyển tiền vay.

2.2.4. Kiểm soát giai đoạn thu hồi nợ

- Sau khi khoản vay được giải ngân, rất nhiều công việc được xử lý để đảm bảo hạn mức tín dụng, kiểm soát tình trạng của khách hàng bao gồm nhưng không giới hạn việc đánh giá khoản vay, theo dõi lãi vay, thanh toán nợ vay, gia hạn khoản vay.

- Phòng Tín dụng phân công cán bộ mở sổ sách theo dõi và cập nhật vào phần mềm về thông tin của từng khoản vay, hàng tháng lập bảng kê báo cáo lãnh đạo Quỹ. Việc xem xét, rà soát các khoản vay được thực hiện từng đợt giải ngân, định kỳ hàng quý hoặc đột xuất, cán bộ theo dõi trên cùng với Trưởng phòng Tín dụng kiểm tra thông qua hồ sơ, sổ sách hoặc kiểm tra tại hiện trường dự án. Biên bản kiểm tra phải được lưu trong hồ sơ tín dụng.

2.2.5. Kiểm soát khi phát sinh rủi ro tín dụng

- Phân loại nợ : Quỹ thực hiện phân loại theo các nhóm nợ như sau: + Nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

* Nợ trong hạn mà Quỹ đánh giá có đủ khả năng thu hồi nợ gốc và lãi đúng thời hạn;

* Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được Quỹ đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đấy đủ gốc và lãi cón lại đúng thời hạn.

+ Nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) bao gồm: * Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày * Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lầm đầu + Nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn): * Nợ quán hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; * Nợ gia hạn nợ lần đầu;

* Nợ được miễn giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

* Nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận của thanh tra. + Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

* Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;

* Nợ cơ cấu thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

* Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

* Nợ phải thu hồi theo kết luận của thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận của thanh tra đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;

+ Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: * Nợ quá hạn trên 360 ngày;

* Nợ cơ cấu thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn trên 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

* Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

* Nơ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 3 trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

theo kết luận của thanh tra trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;

Căn cứ vào việc phân loại nợ nêu trên, Quỹ thực hiện việc trích lập dự phòng chung và dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tư

Một phần của tài liệu LUẬN văn HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM SOÁT nội bộ HOẠT ĐỘNG CHO VAY đầu tư dự án tại QUỸ đầu tư PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w