Khái quát về Quỹ đầu tư phát triển địa phương

Một phần của tài liệu LUẬN văn HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM SOÁT nội bộ HOẠT ĐỘNG CHO VAY đầu tư dự án tại QUỸ đầu tư PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 33 - 40)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

1.2. KHÁI QUÁT VỀ QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG VÀ

1.2.1. Khái quát về Quỹ đầu tư phát triển địa phương

1.2.1.1. Khái niệm

Các Quỹ đầu tư phát triển địa phương được thành lập dựa trên sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ nhằm huy động mọi nguồn lực của xã hội và nền kinh tế cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương trong cả nước. Khung pháp lý chủ yếu để các Quỹ hoạt động bao gồm: Nghị định 138/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2007, Nghị định 37/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 quy định về tổ chức và hoạt động

của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương và các quy định pháp lý có liên quan. Quỹ Đầu tư phát triển địa phương là một tổ chức tài chính nhà nước của địa phương, thực hiện chức năng đầu tư tài chính và đầu tư phát triển. Quỹ Đầu tư phát triển địa phương có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có bảng cân đối kế tốn riêng, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

Quỹ Đầu tư phát triển địa phương hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, bảo tồn và phát triển vốn, tự bù đắp chi phí và tự chịu rủi ro, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi nguồn vốn chủ sở hữu của mình.

Tên gọi của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương là Quỹ Đầu tư phát triển, ghép với tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

1.2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Tổ chức bộ máy của Quỹ đầu tư phát triển địa phương bao gồm: Hội đồng quản lý, Ban Kiểm soát và bộ máy điều hành.

a) Hội đồng quản lý Quỹ đầu tư phát triển địa phương

Hội đồng quản lý có tối đa 05 (năm) thành viên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ điều kiện thực tế quyết định số lượng thành viên của Hội đồng quản lý Quỹ theo nguyên tắc số lượng thành viên Hội đồng quản lý Quỹ phải là số lẻ.

Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản lý do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm.

b) Ban kiểm soát Quỹ đầu tư phát triển địa phương

Ban Kiểm sốt có tối đa 03 (ba) thành viên, được hưởng phụ cấp và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật.

c) Bộ máy điều hành của Quỹ đầu tư phát triển địa phương

đốc (Giám đốc, Phó Giám đốc) và các Phịng, Ban nghiệp vụ.

Căn cứ vào tình hình thực tế của từng Quỹ mà có thể thành lập các phịng ban nghiệp vụ cho phù hợp.

Bộ máy điều hành của Quỹ đầu tư phát triển địa phương gồm Ban Giám đốc (Giám đốc, Phó Giám đốc) và các Phòng, Ban nghiệp vụ.

Giám đốc Quỹ là Uỷ viên của Hội đồng quản lý do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, là người đại diện pháp nhân của Quỹ đầu tư phát triển địa phương, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng quản lý và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động nghiệp vụ của Quỹ đầu tư phát triển địa phương.

Phó Giám đốc và kế tốn trưởng do Giám đốc Quỹ đề nghị Hội đồng quản lý xem xét, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm.

Việc tổ chức các Phòng, Ban Nghiệp vụ của Quỹ đầu tư phát triển địa phương do Hội đồng quản lý quyết định căn cứ thực tế hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương, phù hợp với hướng dẫn tại Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương.

1.2.1.3. Vai trị

Là một cơng cụ tài chính và đầu tư của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Quỹ thực hiện vai trò huy động nguồn vốn trung dài hạn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước để đầu tư cho những cơng trình trọng điểm, những dự án mục tiêu phát triển kết cấu cơ sở hạ tầng của địa phương như: giao thông, cấp nước, hạ tầng các khu công nghiệp, khu đô thị mới…

- Đa dạng hóa các phương thức huy động vốn phù hợp với nhu cầu về đầu tư phát triển của địa phương

Tạo ra cơ chế linh hoạt để huy động và khai thác các nguồn vốn cho đầu tư phát triển: tiếp nhận các nguồn vốn từ Ngân sách nhà nước, khai thác và huy động nguồn vốn nhàn rỗi thuộc các thành phần kinh tế, viện trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước.

Hình thành một định chế tài chính trung gian góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn trong nước; hoạt động huy động vốn của Quỹ đầu tư phát triển gắn liền với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

- Hoạt động sử dụng vốn đa dạng của Quỹ thực hiện thơng qua nhiều hình thức như:Đầu tư trực tiếp, cho vay đầu tư, hợp vốn đầu tư; tham gia góp vốn thành lập công ty, tham gia đầu tư cổ phần tại các doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu đầu tư của Quỹ. Với cơ quan chủ quan của Quỹ là Ủy ban nhân dân cấp địa phương thì Quỹ sẽ thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng, ngân hàng tham gia đầu tư vào các dự án đầu tư có tỷ suất sinh lời ở mức vừa phải nhưng lại cấp thiết cho phát triển kinh tế - xã hội. Những hoạt động như vậy sẽ góp phần xã hội hố hoạt động đầu tư của địa phương, thu hút nhiều nguồn vốn của dân cư, tổ chức tham gia đầu tư các mục tiêu phát triển của địa bàn.

- Sử dụng vốn có hiệu quả

Đặc thù hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển là gắn với chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vừa bám sát các chủ trương, định hướng phát triển của tỉnh, thành phố vừa phù hợp với nhu cầu thực tế của nền kinh tế. Chính lợi thế này sẽ tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Quỹ Đầu tư phát triển. Mặt khác, nếu uy tín của Quỹ Đầu tư phát triển trong hoạt động đầu tư và trên thị trường tài chính, Quỹ có thể trở thành đầu mối định hướng đầu tư và thu hút các thành phần trong xã hội cùng tham gia, và như vậy hoạt động đầu tư sẽ ngày càng được mở rộng,

phát triển và có hiệu quả hơn.

1.2.1.4. Đặc điểm

Mơ hình hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương có các đặc điểm khác cơ bản so với các định chế tài chính như Ngân hàng thương mại, Cơng ty bảo hiểm, Cơng ty tài chính,... Quỹ là định chế tài chính của địa phương mà nhiệm vụ chủ yếu là cơng cụ tài chính của địa phươngđể hỗ trợ hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, thành phố. Do đó chịu sự chi phối, chỉ đạo từ chính quyền địa phương về mặt định hướng và chiến lược phát triển tổng thể, kế hoạch hoạt động ngắn hạn và dài hạn, từ Trung ương về nghiệp vụ hoạt động… Tuy nhiên hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương vẫn phải đáp ứng phù hợp với nhu cầu thực tế của nền kinh tế tại địa phương đó. Quỹ Đầu tư phát triển địa phương là một tổ chức tài chính nhà nước, hoạt động độc lập, không thay thế cho ngân sách địa phương thực hiện cấp phát vốn cho các dự án đầu tư, mà tập trung các nguồn vốn từ nhiều khu vực khác để đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng thuộc chương trình phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương và có thu hồi vốn.

Hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương khơng đơn thuần là tìm kiếm lợi nhuận như các Ngân hàng thương mại, doanh nghiệp mà cịn có ý nghĩa cao hơn là định hướng, tạo động lực thúc đẩy quá trình phát triển cơ sở hạ tầng của địa phương, phục vụ cho công cuộc cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa của địa phương.

Điểm khác biệt trong chức năng hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển là khơng có chức năng làm dịch vụ thanh toán, một thế mạnh tuyệt đối của các ngân hàng thương mại. Hiện nay, các Ngân hàng thương mại triển khai hàng trăm loại hình dịch vụ, gấp hàng chục lần số lượng những nghiệp vụ mà các Quỹ có thể thực hiện được. Do vậy mà mỗi Quỹ Đầu tư phát triển muốn phát triển thì khơng thể thực hiện các dịch vụ cạnh tranh với ngân hàng mà phải

định hướng vào khả năng phát huy năng lực vuợt trội của mình để tồn tại và phát triển.

Ngoài nguồn vốn ngân sách nhà nước, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương cịn có thể vay từ ngân hàng, các tổ chức tài chính trong và ngồi nước, kêu gọi các tổ chức và cá nhân cùng hợp vốn để đầu tư, phát hành trái phiếu để huy động vốn, …tạo các nguồn lực sẵn có để phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên do đặc điểm đầu tư vào các dự án kết cấu hạ tầng có thời gian đầu tư dài nên Quỹ Đầu tư phát triển địa phương không được huy động vốn ngắn hạn mà chỉ thực hiện huy động vốn trung và dài hạn để đảm bảo bảo nguồn vốn hoạt động, tránh rủi ro cho hoạt động đầu tư.

Từ các đặc thù này, các Quỹ Đầu tư phát triển đã từng bước khẳng định được vị thế tồn tại và vai trò tất yếu khách quan của mình, tận dụng và phát huy tối đa những thuận lợi về sự khác biệt từ quy mô hoạt động để đẩy mạnh và phát triển sâu rộng hoạt động kinh doanh.

1.2.1.5. Chức năng, nhiệm vụ của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương

- Huy động vốn trung, dài hạn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật

Huy động vốn của Quỹ Đầu tư phát triển là các hoạt động vay của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, hợp vốn với các tổ chức kinh tế để đầu tư hoặc cho vay đầu tư đối với các dự án theo kế hoạch đã được phê duyệt, phát hành các loại giấy tờ có giá, phát triển các dự án đầu tư với sự tham gia của khu vực tư nhân, của các cá nhân và tổ chức trong xã hội, chứng khốn hóa tài sản của Quỹ…

- Đầu tư

vay đầu tư; góp vốn thành lập doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Hoạt động đầu tư của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương chỉ thực hiện đối với các dự án thuộc các chương trình, mục tiêu theo chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được UBND cấp địa phương thông qua.

- Đầu tư trực tiếp là hình thức Quỹ Đầu tư phát triển bỏ vốn đầu tư, hoặc góp vốn với các nhà đầu tư khác và cùng tham gia quản lý hoạt động đầu tư;

- Cho vay đầu tư: cho vay các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có phương án thu hồi vốn trực tiếp tại địa phương.

- Góp vốn thành lập doanh nghiệp: Quỹ Đầu tư phát triển địa phương được phép góp vốn thành lập các cơng ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn theo Luật doanh nghiệp để thực hiện các hoạt động đầu tư trực tiếp vào các cơng trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tại địa phương.

- Hoạt động ủy thác

Bao gồm ủy thác cho vay đầu tư, thu hồi nợ; nhận ủy thác quản lý nguồn vốn đầu tư, cho vay đầu tư, thu hồi nợ, cấp phát vốn đầu tư, phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để huy động vốn cho ngân sách địa phương theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố.

Quỹ được ủy thác cho các tổ chức tín dụng và Ngân hàng phát triển Việt Nam thực hiện một số dự án thuộc đối tượng vay vốn của Quỹ thông qua hợp đồng ủy thác giữa Quỹ và tổ chức nhận ủy thác.

Quỹ Đầu tư phát triển địa phương được nhận ủy thác quản lý nguồn vốn đầu tư, cho vay đầu tư và thu hồi nợ, cấp phát vốn đầu tư cho các cơng trình, dự án từ Ngân sách nhà nước, Ngân hàng phát triển, các doanh nghiệp và các tổ chức trong và ngồi nước thơng qua hợp đồng nhận ủy thác.

Quỹ được phép phát hành trái phiếu chính quyền địa phương theo ủy quyền của UBND địa phương để huy động vốn cho ngân sách địa phương.

UBND địa phương thành lập.

- Hoạt động khác

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp địa phương giao

Một phần của tài liệu LUẬN văn HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM SOÁT nội bộ HOẠT ĐỘNG CHO VAY đầu tư dự án tại QUỸ đầu tư PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w