6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
3.2. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ
3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra và giám sát các khoản vay chặt chẽ
- Thực hiện nguyên tắc chỉ giải ngân vốn vay cho bên thứ ba, hạn chế giải ngân trực tiếp cho khách hàng vay vốn, vì như vậy khách hàng tự chủ với khoản tiền này và có khả năng sử dụng sai mục đích, khơng đem lại nguồn thu như kế hoạch vay vốn ban đầu, gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của
khách hàng.
- Tăng cường hoạt động kiểm tra định kỳ tình hình tài chính của khách hàng và tiến độ thực hiện dự án.
Việc kiểm tra được thực hiện định kỳ và có văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể phương thức kiểm tra, tần suất kiểm tra, trách nhiệm của cán bộ thực hiện kiểm tra. Trong đó, cần quy định tầng suất kiểm tra theo dư nợ vay vốn của khách hàng, dư nợ càng lớn thì tầng suất kiểm tra càng dày. Ví dụ: Đối với dự án có dư nợ cho vay dưới 10 tỷ đồng thì kiểm tra định kỳ 01 năm/lần, đối với dự án có dư nợ cho vay từ 10 tỷ đến 20 tỷ thì kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần, đối với dự án có dư nợ cho vay trên 20 tỷ thì kiểm tra định kỳ 3 tháng/lần.
Bên cạnh đó phải phân lịch kiểm tra đối với mỗi dự án lệch nhau, tránh tập trung vào cuối quý, cuối năm, sẽ gây áp lực cho cán bộ do cùng lúc thực hiện kiểm tra quá nhiều đơn vị, chất lượng công tác kiểm tra không đảm bảo.
- Kiểm tra dòng tiền của dự án bằng cách liên kết với một hoặc một số ngân hàng để yêu cầu khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng đó, dịng tiền của dự án sẽ thông qua tài khoản này để Quỹ có thể giám sát được dịng tiền dự án và có phương án xử lý rủi ro khi xuất hiện dấu hiệu bất thường. Biện pháp này đã được Quỹ đầu tư phát triển đơ thị thành phố Hồ Chí Minh (nay là Cơng ty Đầu tư tài chính nhà nước thành phố Hồ Chí Minh – HFIC) sử dụng khi liên kết với HD Bank để thực hiện giải ngân vốn vay cho khách hàng.
Đối với biện pháp này, Quỹ cần ký kết hợp đồng hợp tác với ngân hàng và quy định rõ quyền hạn, nghĩa vụ của các bên đối với việc hợp tác. Quỹ có quyền kiểm tra tài khoản của khách hàng thông qua hệ thống internet banking của ngân hàng mà không phải thông qua khách hàng (Điều khoản này được quy định trong Hợp đồng tín dụng ký với khách hàng và đơn đăng ký mở tài khoản của khách hàng, điều khoản này kết thúc khi khách hàng tất toán khoản
vay tại Quỹ).
- Định kỳ 6 tháng Quỹ thực hiện định giá lại TSBĐ
Để đảm bảo giá trị TSBĐ không quá chênh lệch so với giá trị thị trường, tránh gây thất thoát cho Quỹ nếu xảy ra trường hợp thanh lý TSBĐ nhưng giá thị trường thấp hơn so với định giá của Quỹ.
Việc định giá lại cần phải thông qua Hội đồng xử lý rủi ro của Quỹ và có biên bản xác định giá trị tài sản đánh giá lại. Sau đó có văn bản yêu cầu khách hàng bổ sung TSBĐ nếu giá trị TSBĐ đánh giá lại không đủ đảm bảo cho khoản vay, hoặc thu nợ trước hạn đối với phần dư nợ còn thiếu TSBĐ.
- Kiểm sốt thường xun các khoản vay lớn vì việc khơng tuân thủ hợp đồng tín dụng của các khách hàng này có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của Quỹ.
- Thiết lập mơ hình kiểm tra chéo giữa các cán bộ tín dụng (thuộc phòng Đầu tư) để luân phiên giám sát các khoản tín dụng của nhau. Gây áp lực cho cán bộ và có trách nhiệm hơn khi thực hiện thủ tục giải ngân cho khách hàng.
- Tăng cường vai trị của Ban kiểm sốt để kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ tín dụng xem có thực hiện đúng quy định hay khơng. Cần có các cuộc kiểm tra định kỳ và đặc biệt là kiểm tra đột xuất để chấn chỉnh những sai sót trong q trình thực hiện cho vay. Ngồi ra, hoạt động kiểm tra nội bộ cũng góp phần ngăn chặn và phát hiện những trường hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Để có thể nâng cao chất lượng cơng tác kiểm sốt nội bộ thì Quỹ cần phải thực hiện các biện pháp sau:
+ Phân cơng cán bộ có năng lực, kinh nghiệm để tăng cường cho Ban kiểm soát, xây dựng tiêu chuẩn đối với người làm công tác kiểm tra nội bộ: có phẩm chất tring thực, ý thức chấp hành pháp luật, có kiến thức chung về pháp
luật và các kiến thức về tài chính ngân hàng, có kỹ năng cũng như kinh nghiệm giúp phát hiện những sai sót trong cơng tác thẩm định và cho vay.
+ Khơng ngừng hồn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra theo từng đối tượng cụ thể.
+ Thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ thuộc bộ phận này.