Các chỉ tiêu đánh giá phát triển huy động tiền gửi trong các Ngân

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH THANH TRÌ (Trang 51 - 52)

hàng thương mại

Việc huy động tiền gửi nhằm đến mục đích cuối cùng là hiệu quả cần đạt được của huy động tiền gửi, qua đó gia tăng nguồn vốn chung, giúp đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng. Để cụ thể hóa các mục tiêu trên, cần có các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động tiền gửi của chi nhánh, qua đó có thể biết được tại: một thời điểm hoạt động huy động vốn đạt được mục tiêu đến đâu, liệu có hoàn thanh được mục tiêu hay không?

1.2.1.Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động

Vấn đề đầu tiên được quan tâm đến khi xem xét khả năng huy động vốn của một ngân hàng thương mại chính là quy mô vốn ngân hàng đó huy động được. Quy mô nguồn vốn huy động là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Dựa vào chỉ tiêu quy mô huy động vốn nhiều chỉ số tương đối được xác định, các chỉ tiêu này cho thấy một cách đầy đủ hơn khả năng huy động vốn của ngân hàng thương mại.

Tốc độ tăng trưởng = Số dư nguồn vốn huy động năm nay x 100%

Số dư nguồn vốn huy động năm trước

Nếu quy mô vốn cho biết độ lớn của lượng vốn ngân hàng huy động được thì tốc độ tăng trưởng phản ánh sự tăng giảm của vốn tại các thời điểm khác nhau cũng như sự tăng giảm đó là nhiều hay ít. Vốn của ngân hàng gia tăng với những tỷ lệ xấp xỉ nhau qua các năm thể hiện sự tăng trưởng vốn ổn định. Điều đó một mặt giúp ngân hàng thuận lợi hơn trong việc dự kiến lượng vốn huy động được để có kế hoạch điều hòa vốn, tạo được sự phù hợp giữa phương án mở rộng quy mô huy động vốn, mở rộng tín dụng. Trên khía cạnh khác, sự tăng trưởng vốn ổn định còn cho thấy phần nào hình ảnh tốt của ngân hàng trong mắt công chúng. Tốc độ tăng trưởng có thể được tính cho tổng vốn cũng có thể được xét riêng với từng loại vốn cụ thể. Sự biến động của từng loại vốn đôi khi trái chiều nhau và không giống chiều biến động của tổng vốn.

Chỉ tiêu này kết hợp với tỷ trọng vốn giúp sự đánh giá về khả năng huy động vốn của ngân hàng thương mại được sâu sắc và toàn diện hơn.

1.2.2.Chi phí huy động vốn

Nếu quy mô huy động vốn phản ánh số lượng thì chi phí vốn phản ánh chất lượng huy động vốn. Thành phần cơ bản của chi phí huy động vốn của các ngân hàng thể hiện ở khoản chi phí trả lãi cùng với khoản chi phí không dưới dạng lãi suất (chi phí phi lãi) mà ngân hàng phải bỏ ra để huy động vốn.

Chi phí huy động vốn = Lãi trả cho nguồn huy động + Chi phí huy động khác Lãi trả cho nguồn huy động = Quy mô huy động Lãi suất huy động

Tùy theo tính chất từng nguồn vốn sẽ có nhiều mức lãi suất danh nghĩa khác nhau. Để cạnh tranh mở rộng nguồn vốn huy động, các ngân hàng đều cố gắng tạo ra các ưu thế của riêng mình trong đó có ưu thế về lãi suất cạnh tranh. Một ngân hàng có thể đưa ra mức lãi suất danh nghĩa cao hơn các ngân hàng khác hoặc cũng có thể tạo ra lãi suất cạnh tranh bằng các chương trình cộng lãi suất vào một số dịp đặc biệt của ngân hàng.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH THANH TRÌ (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w