Kiến nghị với Hội sở chính Ngân hàng TMCP Quân đội

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH THANH TRÌ (Trang 101 - 109)

Là cơ quan đứng đầu của ngân hàng TMCP Quân đội, Hội sở chính của ngân hàng TMCP Quân đội là đơn vị đầu tàu, cốt lõi, chỉ đạo các hoạt động

của toàn hệ thống ngân hàng, có chức năng quản lý, giám sát các chi nhánh, phòng giao dịch của mình. Do đó, để quản lý huy động tiền gửi được tốt, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị như sau:

Đối với hoạt động huy động tiền gửi: Hội sở chính cần nghiên cứu, cải tiến hơn nữa quy trình huy động tiền gửi đối với các chi nhánh, phòng giao dịch nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, hội sở cũng cần nghiên cứu xây dựng hệ thống biểu mẫu trong hoạt động huy động tiền gửi, đảm bảo thuận tiện, ngắn gọn, dễ hiểu đối với khách hàng, tích hợp được nhiều sanrn phẩmphát huy chất lượng huy động tiền gửi.

Đối với cơ chế lãi suất: Hội sở cần xây dựng cơ chế lãi suất linh hoạt, hấp dẫn đi kèm với các chương trình marketing phù hợp với từng sản phẩm huy động tiền gửi, từng mức tiền gửi, từng nhóm khách hàng cụ thể. Từ đó áp dụng cho toàn hệ thống các chi nhánh và phòng giao dịch của MB. Hiện nay nhóm khách hàng Vip có số dư tiền gửi lớn vẫn đang chưa có được một chính sách lãi suất phù hợp. Mới chỉ ưu tiên thêm được 0.05 – 0.1%/năm, chưa thật sự thu hút khách hàng. Đối với những ngày lễ trong năm như tết nguyên đán hay sinh nhật ngân hàng, lãi suất tiền gửi nên được tính toán và được hỗ trợ thêm 1 phần nào đó để thu hút khách hàng tới gửi tiết kiệm. Vừa tri ân khách hàng, vừa thêm tính cạnh tranh đồng thời thu hút được một lượng vốn lớn từ những dịp này để tăng cường hoạt động chovay.

Phát triển sản phẩm mới: Hội sở cũng nên xây dựng và phát triển những gói sản phẩm tiết kiệm có tính năng tốt, thời hạn và lãi suất linh hoạt hơn để thu hút vốn từ khách hàng. Cần phát triển những gói sản phẩm có tính năng vượt trội, gần gũi với khách hàng, và chi ra các đối tượng khách hàng phù hợp với sản phẩm để từ đó tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng và có hiệu quả.

Đào tạo nguồn lực bán hàng: hội sở nên mở thường xuyên các chương trình tập huấn, đào tạo kĩ năng bán hàng đối với các cán bộ bán hàng trực tiếp. Đồng thời đào tạo các cán bộ quản lý từ cấp trung trở lên để nâng cao

năng lực quản lý và thúc đẩy các hoạt động bán hàng.

Hội sở cần tăng cường cơ chế điều chuyển vốn nội bộ: từ đó điều phối được tốt hơn vốn giữa các chi nhánh. Hiện nay, do cùng một hội sở chính ngân hàng TMCP Quân đội quản lý nên hệ thống đã và đang áp dụng cơ chế lãi suất vốn điều hòa nội bộ từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn (từ chi nhánh thừa vốn tới chi nhánh thiếu vốn). Do đó trong thời gian tới, chi nhánh Thanh Trì cần thực hiện cơ chế điều chuyển vốn nội bộ theo thông lệ, đó là cơ chế mua bán vốn nội bộ theo kỳ hạn. Khi chi nhánh huy động được bao nhiêu bán lại cho hội sở và ngược lại, chi nhánh có nhu cầu sử dụng vốn mua vốn từ trung ương, và áp dụng lãi suất mua bán vốn nội bộ theo kỳ hạn, trên cơ sở cân đối, sử dụng vốn toàn hệ thống và lãi suất trên thị trường tiền tệ. Áp dụng được cơ chế này sẽ làm giảm được rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay và đầu tư của ngân hàng.

KẾT LUẬN

Luận văn: “Phát triển huy động tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thanh Trì” đã cho thấy vai trò quan trọng của nguồn vốn tiền gửi đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đây là nguồn năng lượng để vận hành tốt toàn bộ hệ thống ngân hàng. Đồng thời công tác phát triển huy động tiền gửi cần được các ngân hàng chú trọng trong điều kiện kinh tế thị trường và cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng hiện nay, như vậy sẽ giúp cho đầu vào của ngân hàng có được chất lượng tốt nhất để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, mang lại hiệu quả và lợi nhuận cao cho ngân hàng.

Qua việc vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, bám sát vào đối tượng và phạm vi nghiên cứu, luận văn đã làm rõ một số vấn đề sau:

Thứ nhất: nghiên cứu một cách hệ thống cơ sở khoa học về huy động tiền gửi và phát triển huy động tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng thương mại, phân tích các chỉ tiêu đánh giá và những nhân tố ảnh hưởng tới công tác phát triển huy động tiền gửi.

Thứ hai: phân tích thực trạng kinh doanh và phát triển huy động tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thanh Trì giai đoạn 2017 – 2019, thông qua đó rút ra những kết quả đạt được trong hoạt động huy động tiền gửi và công tác phát triển huy động tiền gửi, từ đó chỉ ra các tồn tại và nguyên nhân của tồn tại.

Thứ ba: trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng của hoạt động huy động tiền gửi và phát triển huy động tiền gửi, Ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Thanh Trì đã xây dựng kế hoạch huy động tiền gửi, đưa ra các chính sách và thực thi các chính sách huy động tiền gửi, tổ chức huy động tiền gửi, thanh tra, kiểm tra công tác huy động tiền gửi tại chi nhánh. Những hoạt động trên đã giúp cho ngân hàng chủ động được nguồn vốn kinh doanh trên địa bàn. Từ đó đóng góp vào kết quả kinh doanh chung của chi nhánh cũng như của hệ thống MB. Để hoàn thiện hoạt động huy động tiền gửi và công tác phát triển

huy động tiền gửi, luận văn đã đề xuất các giải pháp, kiến nghị đồng bộ để hoàn thiện công tác phát triển huy động tiền gửi tại chi nhánh.

Thông qua đề tài này, tác giả hy vọng đóng góp phần nào vào việc hoàn thiện hoạt động huy động tiền gửi và công tác phát triển huy động tiền gửi tại ngân hàng thương mại, nhất là tại ngân hàng Quân đội chi nhánh Thanh Trì. Tuy nhiên trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ do hạn chế về thời gian nên bài luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô để bài luận văn được hoàn thiện hơn.

1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng Quân đội – Chi nhánh Thanh Trì năm 2017.

2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng Quân đội – Chi nhánh Thanh Trì năm 2018.

3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng Quân đội – Chi nhánh Thanh Trì năm 2019.

4. Đỗ Thị Khánh Hạ (2013), Phát triển nguồn vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP công thương Việt nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

5. Hoàng Anh Thư (2015), Quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Cầu Giấy, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội.

6. Hoàng Thị Thảo (2015), Chính sách marketing đối với hoạt động huy động vốn tại khối khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Lê Như Mai (2012), Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng BIDV chi nhánh Bắc Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội.

8. Ngân hàng TMCP Quân đội, Báo cáo thường niên 2017, Hà Nội. 9. Ngân hàng TMCP Quân đội, Báo cáo thường niên 2018, Hà Nội. 10.Ngân hàng TMCP Quân đội, Báo cáo thường niên 2019, Hà Nội.

11. Nguyễn Đức Hải (2012), Giải pháp về nguồn vốn cho hoạt động của Ngân hàng Chính sách Xã hội, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội.

12.Nguyễn Hùng Dũng (2017), Đẩy mạnh HĐV tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - chi nhánh Đồng Tháp, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân.

13. Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2012), Giáo trình Quản lý học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. Hà Nội.

14. Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân

15. Nguyễn Văn Tân (2018), Huy động vốn dân cư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội.

17. Phan Huy Đường (2015), Lãnh đạo các khu vực công, Nhà xuất bản ĐHQGHN.

18. Phan Huy Đường (2015), Quản lý công, Nhà xuất bản ĐHQGHN. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

19.Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình Ngân hàng thương mại. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. Hà Nội.

20.Trịnh Thế Cường (2019), Huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

BẢNG KHẢO SÁT DÀNH CHO CÁN BỘ CỦA

NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH THANH TRÌ

Xin kính chào Anh (Chị)!

Tôi Nguyễn Văn Phú, học viên cao học của Trường Đại học Kinh tế Quôc dân, hiện đang thực hiện đề tài “Phát triển huy động tiền gửi của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thanh Trì”. Rất mong Anh (Chị) dành thời gian cho ý kiến đánh giá hoạt động phát triển huy động tiền gửi của Ngân hàng. Tất cả các thông tin được hồi đáp của Anh (Chị) sẽ rất hữu ích cho nghiên cứu này cũng như giúp cho Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thanh Trì.

Mọi thông tin Anh (Chị) cung cấp sẽ hoàn toàn được giữ bí mật và chỉ được sử dụng cho nghiên cứu này.

Chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Anh (Chị)!

1. Xin anh/ chị vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân sau:

- Họ và tên: ... - Tuổi:... - Giới tính:  Nam  Nữ

- Vị trí công tác: ... - Thời gian công tác:

 Dưới 1 năm  Từ 1 - dưới 3 năm  Trên 3 năm

- Trình độ, học vấn:  Đại học  Cao học  Khác ... - Trình độ ngoại ngữ:  Giỏi  Khá  Trung bình

2. Anh/chị vui lòng cho biết ý kiến của mình về thực trạng hoạt động huy động tiền gửi của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thanh Trì bằng cách đánh dấu “x” vào ô phát biểu bên dưới mà anh/ chị cho là hợp

nhất; với quy ước như sau: 1: Rất không tốt 2: Không tốt 3: Trung bình 4: Tốt 5: Rất tốt

Stt Yếu tố đánh giá Điểm đánh giá

1 2 3 4 5

1 Các mục tiêu huy động tiền gửi hàng năm phù hợp.

2 Chính sách lãi suất huy động tiền gửi linh hoạt và có tính cạnh tranh

3 Chính sách đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ huy động tiền gửi hợp lý.

4 Chính sách mạng lưới huy động tiền gửi phù hợp.

5 Chính sách chăm sóc khách hàng hiệu quả. 6 Kế hoạch huy động tiền gửi hàng năm phù

hợp cho vay vốn của Chi nhánh.

3. Anh/chị có góp ý gì nhằm phát triển hoạt động huy động tiền gửi của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thanh Trì trong thời gian tới?

... ... ... ... ... Trân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH THANH TRÌ (Trang 101 - 109)