Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH THANH TRÌ (Trang 57 - 60)

Hoạt động huy động tiền gửi nói chung và huy động vốn của ngành ngân hàng nói riêng luôn gắn với môi trường kinh doanh ngân hàng, đặc biệt là môi trường kinh tế và pháp lý.

- Môi trường chính trị, pháp luật:

Một quốc gia có chính trị ổn định, pháp luật rõ ràng, thông thoáng sẽ tạo môi trường hoạt động tốt cho hoạt động của các TCTD, trong đó có hoạt động huy động tiền gửi. Nếu các yêu cầu này không được tôn trọng, thì công tác huy động tiền gửi của NHTM sẽ rất khó khăn, thậm chí là không thể. Chẳng hạn, nếu tình hình chính trị có biến động phức tạp thì nguy cơ rủi ro chính trị to lớn, khi đó những người gửi tiền sẽ không muốn chịu rủi ro và họ thường chuyển sang nắm giữ các tài sản khác an toàn hơn.

- Môi trường kinh tế:

Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp hoạt động chủ yếu theo nguyên tắc đi vay để cho vay, đầu tư. Khách hàng của Ngân hàng thương mại rất đa dạng, từ cá nhân đến các tổ chức, doanh nghiệp trong nền kinh tế. Do đó, yếu tố kinh tế có tác động vô cùng lớn đến tính chất hoạt động kinh doanh nói

chung, hoạt động huy động tiền gửi nói riêng của Ngân hàng thương mại. - Cạnh tranh từ các TCTD khác:

Cũng giống như các doanh nghiệp khác trên thị trường, các TCTD cũng có sự cạnh tranh quyết liệt trong việc thực hiện các chính sách khách hàng, nhằm mục tiêu gia tăng thị phần khách hàng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ, trong đó có huy động tiền gửi để gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Các TCTD hiện nay đều nghiên cứu, khảo sát thị trường trước khi triển khai các sản phẩm huy động tiền gửi với các tính năng, ưu đãi dành cho khách hàng.

- Ảnh hưởng các kênh đầu tư khác:

Bên cạnh kênh đầu tư gửi tiết kiệm ngân hàng, trên thị trường còn nhiều kênh đầu tư khác với lãi suất sinh lời cao trong thời gian ngắn như: đầu tư bất động sản, thị trường chứng khoán, vàng,... Khác với nguồn tiền gửi thanh toán của khách hàng doanh nghiệp, thường gửi ở các ngân hàng để thanh toán thương mại, không nhằm mục tiêu sinh lời, nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, đặc biệt là khách hàng thường được sử dụng đầu tư các kênh đầu tư nhằm mục đích sinh lời.

- Khả năng tài chính và thu nhập của khách hàng:

Khi khách hàng có thu nhập cao, năng lực tài chính đủ mạnh có tích lũy thì khả năng thu hút vốn của ngân hàng cũng trở nên dễ dàng hơn. Khi thu nhập, khả năng tài chính của khách hàng cao, khách hàng sẽ thực hiện lựa chọn các kênh đầu tư sinh lời, trong đó, việc gửi tiết kiệm ngân hàng là kênh đầu tư an toàn, ổn định và được nhiều khách hàng lựa chọn.

- Tâm lý khách hàng:

Do vai trò quan trọng của tiền gửi, nhất là tiền gửi của dân cư trong tổng vốn của gân hàng thương mại, nhân tố khách quan tác động đến huy động tiền gửi của ngân hàng được đề cập tới đầu tiên chính là yếu tố thuộc về đối tượng này: tâm lý khách hàng. Nhiều gân hàng thương mại chọn khách hàng cá nhân làm khách hàng chiến lược và thu được thành công. Tuy nhiên,

trong quá trình triển khai thực tế sẽ gặp nhiều khó khăn do chọn khách hàng cá nhân có những đặc điểm tâm lý khá phức tạp như: E ngại rủi ro, không muốn cung cấp thông tin cho ngân hàng (trường hợp có thu nhập cao),....

- Lòng tin đối với ngân hàng và đồng bản tệ:

Trong các lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực tài chính ngân hàng, niềm tin của khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp cận ngân hàng để sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính. Đặc biệt đối với kênh đầu tư thông qua gửi tiết kiệm ngân hàng. Các khách hàng có xu hướng lựa chọn các ngân hàng có uy tín, kinh nghiệm, thương hiệu để đặt niềm tin thông qua gửi tiền tiết kiệm với mong muốn và tin tưởng khoản tiền nhàn rỗi được ngân hàng đảm bảo an toàn và sinh lời.

Tương tự như lòng tin đối với hệ thống ngân hàng là hệ thống tiền bản tệ. Nếu đồng bản tệ mất giá, giá trị thực của đồng tiền thu được từ kênh đầu tư gửi tiết kiệm ngân hàng giảm, khách hàng sẽ chuyển dịch sang các kênh đầu tư có giá trị ổn định hơn như bất động sản, vàng,...

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HUY ĐỘNG TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH THANH TRÌ 2.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội – Chi nhánh Thanh Trì

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH THANH TRÌ (Trang 57 - 60)