Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH THANH TRÌ (Trang 86 - 91)

2.4.2.1. Những hạn chế

* Về kế hoạch, chính sách

- Ban lãnh đạo chưa chú trọng, quan tâm đến chính sách phát triển mạng lưới giao dịch, việc mở rộng mạng lưới còn trì trệ mặc dù đã có kế hoạch.

- Sự phối hợp giữa các bộ phận chuyên môn còn chưa chặt chẽ và đồng bộ. - Việc điều hành về công cụ lãi suất không kịp thời và nhạy bén.

- Chưa phát triển thêm được sản phẩm tiền gửi linh hoạt.

- Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn được xác định trong chiến lược còn thấp so với tiềm năng và nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng.

- Bên cạnh đó, trong chiến lược huy động tiền gửi của chi nhánh Thanh Trì chưa khắc phục những yếu kém để tạo điều kiện tận dụng những cơ hội:

+ Ban lãnh đạo cũng chưa quan tâm đúng mức đến công tác kế hoạch, chỉ nhận định trên cơ sở đã thực hiện và giao kế hoạch.

+ Các nhân viên còn chưa thật sự chuyên nghiệp trong giao dịch và marketing, đặc biệt là đào tạo kỹ năng giao dịch, giao tiếp khách hàng, chưa nghiên cứu phân loại khách hàng và nắm bắt nhu cầu gia tăng của khách hàng, khai thác các tiềm năng vốn nhàn rỗi trong dân cư và doanh nghiệp để có chính sách chăm sóc khách hàng hiệu quả.

+ Khi tham gia lập kế hoạch thì chưa bám sát vào diễn biến thị trường. Kế hoạch được xây dựng chủ yếu trên cơ sở nhận định chủ quan, không thực tiễn. Việc giao kế hoạch cho các chi nhánh cấp dưới còn nhiều bất cập, không phù hợp với tình hình phát triển trên địa bàn.

- Những biến động của thị trường vốn không dự báo chính xác để có tầm nhìn và xác định tốc độ tăng trưởng huy động đáp ứng yêu cầu sử dụng của thị trường.

- Chính sách đa dạng hóa sản phẩm và sản phẩm khác biệt:

Với kế hoạch đa dạng hóa sản phẩm huy động để khách hàng lựa chọn, chi nhánh Thanh Trì đã xây dựng nhiều nhóm sản phẩm nhưng chưa đáp ứng hết nhu cầu khách hàng, đồng thời nó khá giống các sản phẩm của các ngân hàng khác nên không tạo ra sự đột phá, khác biệt trong việc sử dụng sản phẩm.

- Chính sách lãi suất:

Thực sự hiện nay với sự gia tăng nhanh chóng các ngân hàng thương mại cổ phần, chính sách tiền tệ, cơ chế điều hành lãi suất, tỷ giá của ngân hàng nhà nước trong thời gian qua…thì vấn đề lãi suất đã tạo ra thách thức lớn đối với chi nhánh Thanh Trì. Các ngân hàng cổ phần thi nhau lách luật để thu hút khách hàng tiền gửi bằng cách tặng cho họ những quyền lợi vật chất, khuyến mãi.

ATM là một kênh phân phối hiệu quả, đáp ứng nhu cầu khách hàng 24/24h. Tuy nhiên, số lượng cây ATM trên địa bàn còn ít…

- Chính sách marketing và chăm sóc khách hàng còn nhiều hạn chế: Công tác điều tra thu nhập của khách hàng, phỏng vấn thu thập nhu cầu, phản ứng của khách hàng về các sản phẩm dịch vụ chưa được triển khai một cách bài bản, chưa có hướng dẫn thống nhất. Vì thế, chi nhánh chỉ dựa hầu hết vào các số liệu thứ cấp, qua các báo cáo, tổng hợp…cho nên chưa hiểu rõ nhu cầu khách hàng. Chính sách mạng lưới giao dịch và nhân sự:

Chưa mở rộng mạng lưới theo như kế hoạch đề ra, trình độ quản lý của một số lãnh đạo còn yếu và chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

Chính sách chăm sóc khách hàng: tồn tại là chưa phân loại khách hàng để có những chính sách phù hợp đối với từng loại khách hàng.

* Về triển khai kế hoạch

- Bộ máy quản lý việc huy động tiền gửi chậm được đổi mới, cả về cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ nhân viên: cơ cấu tổ chức truyền thông, gắn với thực hiện các nghiệp vụ theo yêu cầu chuyên môn hóa, chưa tạo ra được bộ máy hướng đến khách hàng, nguồn tiền cho ngân hàng.

- Trình độ quản lý của một số lãnh đạo còn hạn chế.

Bên cạnh những mặt đạt được, việc tổ chức thực thi cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định, cụ thể như sau:

- Về lập phương án triển khai huy động tiền gửi chưa bám sát, phù hợp với tình hình thực tế.

- Việc ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện kế hoạch huy động tiền gửi đôi khi bị động.

- Truyền thông và đàm phán trong hệ thống ngân hàng và ngân hàng với bên ngoài mà cụ thể là khách hàng so với các chi nhánh ngân hàng khác thường có độ trễ hơn.

- Phối hợp hoạt động các đơn vị liên quan trong khuôn khổ kế hoạch huy động tiền gửi đôi khi khá lỏng.

- Việc phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ hỗ trợ trong quá trình hoạt động huy động tiền gửi thường chậm hơn so với các chi nhánh ngân hàng cạnh tranh.

* Về kiểm soát

- Độ chính xác của thông tin phản hồi về tình hình huy động vốn của các cá nhân và bộ phận còn chậm trong phân tích thông tin không được cung cấp đầy đủ, kịp thơi, làm ảnh hưởng đến việc đánh giá, điều chỉnh.

- Chế độ báo cáo chưa được xây dựng rõ ràng nên việc thực hiện còn tùy tiện, theo cảm hứng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bộ phận phân tích tổng thể chưa phát huy vai trò phân tích chất lượng, hiệu quả huy động tiền gửi.

2.4.2.2. Những nguyên nhân của hạn chế

Nguyên nhân chủ quan.

- Quy mô vốn chủ sở hữu còn nhỏ bé so với các ngân khác trong cùng khu vực.

- Nhận thức của lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Thanh Trì về cơ cấu tổ chức chưa thật đầy đủ, chưa thấy được vai trò của cơ cấu tổ chức trong hoạt động huy động tiền gửi. Việc bố trí nhân sự còn nhiều bất cập và chưa phù hợp với năng lực của cán bộ.

- Sự lãnh đạo của ban giám đốc chi nhánh vẫn bộc lộ yếu điểm trong công tác điều hành như chưa chú trọng đúng mức đối với hoạt động kiểm soát huy động tiền gửi.

- Là chi nhánh mới thành lập nên đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, thiếu kinh nghiệm công tác. Cơ sở vật chất còn hạn chế so với các ngân hàng khác trong khu vực.

Nguyên nhân khách quan

- Do Việt Nam gia nhập thị trường thế giới nên đã đem lại cho ngành ngân hàng nói chung, chi nhánh Thanh Trì nói riêng nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức.

Trong giai đoạn 2017 - 2019, nền kinh tế thế giới cũng không ổn định, do đó các ngân hàng cũng bị ảnh hưởng theo. Nền kinh tế nước ta sau một thời gian phát triển khá “nóng” thì dư âm của nó còn để lại là nợ xấu ngân hàng khá nhiều đã ảnh hưởng đến các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó là do tác động của tình hình kinh tế xã hội đã thay đổi tác động đến thu nhập, tiêu dùng, tích lũy của dân cư và các tổ chức kinh tế xã hội.

Ngoài ra, chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước trong thời gian qua đã tạo những thách thức đối với ngân hàng thương mại trong hoạt động huy động tiền gửi. Do ảnh hưởng của lạm phát tăng cao, cuộc đua lãi suất diễn ra và trần lãi suất được áp dụng vào tháng 5/2008. Theo đó, lãi suất cho vay và huy động của ngân hàng thương mại không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản, thay vì được tự do thỏa thuận. Khi thị trường tiền tệ không ổn định trong khi đó, người gửi tiền thì đòi hỏi lãi suất thực dương bù được lạm phát nên đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động ngân hàng.

Chính phủ đã phê duyệt đề án thanh toán không dùng tiền mặt và chỉ thị 20/2007/CT-TTg ngày 24/08/2007 của Thủ tướng chính phủ, việc triển khai trả lương qua tài khoản ngân hàng cho các đối tượng hưởng lương ngân sách nhà nước trên toàn quốc là yếu tố pháp lý quan trọng cho các ngân hàng đã tích cực đầu tư cơ sở hạ tầng để tăng thêm tiện ích cho khách hàng, từ đó cơ hội gia tăng nguồn vốn giá rẻ cho ngân hàng.

Cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn ngày càng trở nên mạnh mẽ. Những năm gần đây số lượng và chất lượng hoạt động ngân hàng ngày càng tăng nhanh, xuất hiện những thương hiệu mạnh như Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam,…

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁT TRIỂN HUY ĐỘNG TIỀN GỬI CỦA

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH THANH TRÌ (Trang 86 - 91)