Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH THANH TRÌ (Trang 63 - 69)

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội – Chi nhánh Thanh Trì

2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phầnQuân đội – Chi nhánh Thanh Trì Quân đội – Chi nhánh Thanh Trì

Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017 - 019 của chi nhánh Thanh Trì được thể hiện qua các chỉ tiêu chủ yếu sau:

Bảng 2.1: Lợi nhuận của Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Thanh Trì giai đoạn 2017 – 2019

Đơn vị tính: tỷ đồng. Năm Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Tổng vốn huy động 2,528 2,991 3,671 Tổng vốn cho vay 1,734 1,979 2,160 LNTT 35 66 81 LNST 28 52 65 Tốc độ tăng trưởng LNST(%) 88.08% 23.61%

(Nguồn: BCKQHĐKD qua các năm tại MB Thanh Trì.)

Qua bảng 2.1 trên ta có thể rút ra nhận xét: Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp nhưng rõ ràng là không ổn định trong giai đoạn vừa qua. Trước hết, lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp có sự thay đổi đáng kể. Nếu như năm 2018, lợi nhuận này đạt 35 tỷ đồng, năm 2019 có sự tăng lên mạnh mẽ đạt 66 tỷ đồng tăng 88.08% so với năm 2018. Đến năm 2019 con số này khiêm tốn hơn chỉ tăng 23,61% so với năm 2018 tương đương lợi nhuận trước thuế đạt 81 tỷ đồng. Như vậy có thể nói: Lợi nhuận trước và sau thuế thu nhập doanh nghiệp của ngân hàng tăng trưởng không ổn định qua giai đoạn 2017 – 2019. Lý giải nguyên nhân trên là do trong giai đoạng này, hệ thống ngân

hàng của MB đang có sự thay đổi, cơ cấu lại hệ thống các PGD của các chi nhánh, dẫn đễn tình hình tổng quát của Chi nhánh có sự thay đổi, đồng thời trong giai đoạng này nền kinh tế chung cũng không ổn định, khó khăn khiến việc cho vay các khách hàng gặp nhiều khó khăn, rủi ro, ngân hàng nợ xấu nhiều nên không ổn định.

Để đánh giá tình hình nợ xấu của Ngân hàng trong giai đoạn 2017 – 2019, ta có thể theo dõi trên bảng 2.2 như sau:

Bảng 2.2: Thực trạng nợ xấu giai đoạn 2017 – 2019 tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Thanh Trì

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Tổng dư nợ 1,734 1,979 2,160 Nợ xấu 12 26 25 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 0.71% 1.33% 1.20% Ngắn hạn 782 803 951 Trung, dài hạn 942 1,176 1,209

(Nguồn: BCKQHĐKD qua các năm tại MB Thanh Trì)

Qua bảng 2.2 ta có thể rút ra các nhận xét:

Trong giai đoạn 2017 – 2019, tình trạng nợ xấu của ngân hàng để tăng nhưng vẫn trong giới hạn cho phép ( <2%). Nếu như năm 2017, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ chỉ là 0.71% , thì đến năm 2018 tỷ lệ nợ xấu gần như tăng lên gấp đôi với tỷ lệ là 1.33% trong khi tốc độ tăng trưởng dư nợ không cao, năm 2019 thì tỷ lệ nợ xấu này chiếm 1.20% trên tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu tăng cao và tăng nhanh hơn mức độ tăng trưởng dư nợ, đây là điều hoàn toàn không tốt. Do đó, trong thời gian tới, ban lãnh đạo chi nhánh nên xem xét nguyên nhân và tìm ra các giải pháp để hạn chế tỷ lệ nợ xấu này.

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

0 5 10 15 20 25 30

Nợ xấu Ngắn hạn Trung dài hạn

Biểu đồ 2.1: Tình hình nợ xấu phân tích theo thời gian tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Thanh Trì

(Nguồn: BCKQHĐKD qua các năm tại MB Thanh Trì)

Nhìn biểu đồ 2.1 có thể thấy rõ nợ xấu tập trung ở tín dụng trung và dài hạn còn nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn và có xu hướng tăng qua các năm. Thực tế cho thấy tín dụng trung, dài hạn có kỳ hạn kéo dài hơn nên chịu sự tác động nhiều từ tình hình kinh tế dẫn tới ảnh hưởng đến tình hình nợ xấu của ngân hàng rất lớn.

Để hiểu rõ hơn về tình hình phân loại nợ của ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Thanh Trì giai đoạn 2017 – 2019, ta có thể xem xét bảng 3.3 như sau:

Bảng 2.3: Phân loại nợ của Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Thanh Trì giai đoạn 2017 – 2019

Đơn vị tính: tỷ đồng

Phân loại nợ Năm 2017 % Năm 2018 % Năm 2019 %

Nhóm 1: Nợ đủ chỉ tiêu 1,665.1 97.12 1,928.5 97.43 2,099.6 97.17 Nhóm 2: Nợ cần chú ý 31.4 1.84 24.4 1.24 35.2 1.63 Nhóm 3: Nợ dưới chuẩn 3.5 0.20 4.1 0.21 4.1 0.19 Nhóm 4: Nợ nghi ngờ 2.6 0.16 3.1 0.16 3.6 0.17 Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn 11.7 0.69 12.2 0.62 12.5 0.58 Nợ xấu (Nhóm 3+4+5) 17.9 1.05 26.3 1.33 25.8 1.20 Tổng 1,714.5 1,979.3 2,160.7

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD qua các năm tại MB Thanh Trì).

Thông qua bảng 2.3 có thể rút ra một số nhận xét: Tổng nợ xấu của Chi nhánh (nợ nhóm 3+4+5) vẫn chiếm tỷ lệ khá cao. Năm 2017 tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh là 1.05% tổng dư nợ tương đương với 17.9 tỷ đồng. Năm 2018 tỷ lệ nợ xấu tăng lên đáng kể với tỷ trọng 1.33% tổng dư nợ trong năm tương đương với 26.3 tỷ đồng nợ xấu. Tới năm 2019, nợ xấu chỉ còn 25.8 tỷ đồng với tỷ lệ nợ xấu là 1.20% tổng dư nợ. Điều đó có thể thấy Chi nhánh dần kiểm soát và thu hồi nợ xấu, tuy nhiên mới chỉ ở mức kiểm soát và thu hồi với số tiền chưa đáng kể. Trong cơ cấu tổng nợ xấu thì cũng có những sự khác biệt: Nợ nhóm 5 chiếm tỷ lệ cao nhất, và nợ nhóm 3 và nhóm 4 khá tương đương nhau, điều này cho thấy nhóm nợ có khả năng mất vốn vẫn chiếm tỷ trọng với con số khá lớn. Ban lãnh đạo chi nhánh cũng như các chuyên viên cần có những điều chỉnh trong biện pháp xử lý, quản lý các khoản nợ một cách hiệu quả hơn nữa và có các giải pháp triệt để trong tương lai.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH THANH TRÌ (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w