Công tác kiểm soát thực hiện kế hoạch huy động tiền gửi

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH THANH TRÌ (Trang 80 - 83)

 Về thực hiện quy trình kiểm soát

Bên cạnh đó, Chi nhánh Thanh Trì cũng đã thực hiện việc kiểm soát huy động tiền gửi với các bước như sau:

- Bước 1. Thu thập thông tin phản hồi về tình hình thực hiện huy động tiền gửi của mỗi cá nhân, bộ phận.

- Bước 2. Đánh giá kết quả huy động tiền gửi đạt được của mỗi cá nhân, bộ phận với kế hoạch đã giao.

- Bước 3. Phân tích kết quả đạt được và chưa đạt được, xác định nguyên nhân tại sao chưa đạt để có những kết luận cần thiết về giải pháp tiếp theo.

- Bước 4. Điều chỉnh việc thực hiện nhằm đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.

 Các hình thức kiểm soát huy động tiền gửi:

Chi nhánh đã kết hợp cả kiểm soát thường xuyên và kiểm soát đột xuất. Kiểm soát thường xuyên theo định kỳ hoặc chương trình kế hoạch được xây dựng từ đầu năm là chủ yếu, tức là định kỳ hàng tháng, hàng quý. Các bộ phận phải báo cáo chỉ tiêu huy động tiền gửi đạt được cho phòng phục vụ khách hàng để phòng phục vụ khách hàng tổng hợp lập báo cáo gửi ban giám đốc. Ngoài hình thức kiểm soát thường xuyên, lãnh đạo ngân hàng còn kiểm soát đột xuất tại phòng giao dịch. Dưới đây là bảng tổng hợp số liệu các cuộc kiểm soát huy động tiền gửi của Chi nhánh Ngân hàng:

Bảng 2.9: Tổng hợp các cuộc kiểm soát huy động tiền gửi của Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Thanh Trì qua các năm 2017 – 2019.

ĐVT: Số cuộc

Năm

2017 Năm2018 Năm2019

Số cuộc kiểm soát về huy động tiền gửi.

Trong đó:

45 54 67

- Kiểm soát thường xuyên

- Kiểm soát định kỳ (tháng)

- Kiểm soát đột xuất

30 12 3 36 12 6 48 12 7

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD qua các năm từ 2017 -2019 tại MB Thanh Trì)

 Nội dung kiểm soát thực hiện kế hoạch huy động tiền gửi

Để kiểm soát tốt thì cần xây dựng nội dung kiểm soát. Nội dung kiểm soát huy động tiền gửi chủ yếu là các chỉ tiêu huy động tiền gửi của các đơn vị trong kỳ về quy mô và cơ cấu huy động trong kỳ hoặc tại một thời điểm nhất định. Kiểm tra về việc thực hiện chấp hành lãi suất huy động, kiểm tra về việc cụ thể hóa về các văn bản chỉ đạo.

Thông qua các công cụ kiểm soát huy động tiền gửi bao gồm: Kế hoạch huy động tiền gửi theo quý, việc thực hiện các văn bản chỉ đạo. Đây là nhiệm vụ có tính chất bắt buộc đối với các đơn vị và cá nhân trong bộ máy huy động tiền gửi. Công cụ không thể thiếu của kiểm soát huy động tiền gửi là chỉ tiêu phản ánh kết quả huy động tiền gửi của các đơn vị, phòng giao dịch và từng cán bộ. Kết quả huy động tiền gửi do các đơn vị báo cáo theo định kỳ cho phòng dịch vụ khách hàng để tổng hợp và phân tích lập báo cáo gửi ban giám đốc. Kết quả thực hiện huy động tiền gửi so với kế hoạch được giao là chỉ tiêu để giám sát hoạt động huy động tiền gửi. Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ thực hiện chương trình kiểm tra, để xuất với ban giám đốc thành lập đoàn kiểm tra các đơn vị, đối chiếu trực tiếp với khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro, giúp ban giám đốc phân tích để có những giải pháp kịp thời can thiệp vào quá trình huy động tiền gửi.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH THANH TRÌ (Trang 80 - 83)