Phát triển huy động tiền gửi của Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH THANH TRÌ (Trang 69 - 73)

Quân đội – Chi nhánh Thanh Trì

Hoạt động huy động tiền gửi góp phần phục vụ đắc lực trong việc cho vay của ngân hàng thương mại. Không những thế, nó còn đánh giá khả năng hoạt động của một ngân hàng. Xác định huy động tiền gửi là vô cùng quan trọng trong kinh doanh ngân hàng, MB Thanh Trì luôn đẩy mạnh công tác huy động tiền gửi. Hiện nay, với những thế mạnh của mình như uy tín, thái độ phục vụ nhiệt tình, nhanh nhẹn, chính xác, thủ tục đơn giản, hình thức huy động phong phú, đa dạng,…nên chi nhánh Thanh Trì đã và đang thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch, góp phần đẩy nhanh kết quả kinh doanh ngân hàng. Ta có thể xem xét cụ thể thông qua bảng 2.4 như sau:

Bảng 2.4: Quy mô huy động tiền gửi và hoạt động tăng trưởng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Thanh Trì giai đoạn 2017 -2019

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Tổng số tiền gửi

huy động 2,528 2,991 3,671

Tốc độ tăng trưởng so với năm liền trước

12.24% 18.32% 22.72%

(Nguồn: Báo cáo Kết quả KĐKD qua các năm tại MB Thanh Trì)

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

2,528 2,991

3,671

Tổng vốn huy động

Biểu đồ 2.2: Quy mô huy động tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Thanh Trì

Nhìn vào bảng 2.4 và biểu đồ 2.2 ta thấy: Mặc dù nên kinh tế còn gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn 2017 - 2019 nhưng kết quả huy động tiền gửi của MB Thanh Trì vẫn rất khả quan; Số lượng huy hộng tiền gửi tăng trưởng đều đặn qua các năm. Nếu như năm 2017, tổng huy động tiền gửi mới chỉ ở mức 2,528 tỷ đồng đến năm 2018 đạt 2,991 tỷ đồng, tăng 18,32% so với năm 2017. Đến năm 2019 đạt 3,671 tỷ đồng tăng 22,72% so với năm 2018. Đây là tín hiệu tốt, chứng tỏ sự cố gắng lơn về huy động tiền gửi của Chi nhánh trong giai đoạn

Để hiểu rõ về cơ cấu các loại tiền gửi được huy động trong giai đoạn 2017 -2019 tại Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Thanh Trì, ta có xét bảng 2.5 như sau:

Bảng 2.5: Cơ cấu huy động tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Thanh Trì

Đơn vị tính: tỷ đồng

Phân loại Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Tổng cộng 2,528 2,991 3,671

Tốc độ tăng trưởng (%) 18.32% 22.72% Theo nguồn

huy động

1.Tiền gửi dân cư 1,819 2,155 2,651 Tỷ trọng (%) 71.96% 72.05% 72,21% 2.Tiền gửi tổ chức kinh tế 708 836 1,020 Tỷ trọng (%) 28.04% 27.95% 27.79% Theo thời gian

huy động

1.Tiền gửi không kỳ hạn 613 819 1,193 Tỷ trọng (%) 24.25% 27.39% 32.50% 2.Tiền gửi có kỳ hạn 1,915 2,172 2,478 Tỷ trọng (%) 75.75% 72.61% 67.50%

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD qua các năm từ 2017 -2019 tại MB Thanh Trì)

Qua bảng 2.5 ta thấy:

Trước hết, nguồn tiền gửi huy động tại MB Thanh Trì giai đoạn từ 2017 – 2019 vẫn ổn định và tăng qua các năm. Trong cơ cấu phân theo nguồn tiền gửi huy động sẽ có hai nguồn cơ bản là tiền gửi của dân cư, tiền gửi của tổ chức kinh tế. Đây là cơ cấu tiền gửi khá hợp lý, nó cho thấy khả năng linh hoạt của Chi nhánh ngân hàng khi tìm kiếm các khoản tiền gửi huy động cho chính mình.

Trong cơ cấu theo nguồn huy động của Chi nhánh thì số lượng và tỷ trọng của tiền gửi dân cư vẫn chiếm phần lớn. Cụ thể: Năm 2017, tiền gửi huy động từ trong dân cư chỉ đạt 1,819 tỷ đồng chiếm 71,96% tổng tiền gửi huy động. Năm 2018 đã tăng lên 2,155 tỷ đồng chiếm 27,95% tổng tiền gửi huy động. Đến năm 2019 số tiền gửi huy động từ dân cư đạt tới 2,651 tỷ đồng tương đương với 72,21% tổng số tiền gửi huy động. Đây là tín hiệu rất khả quan cho thấy ngân hàng vẫn luôn coi việc huy động tiền gửi trong dân cư là nền tảng, then chốt.

Bên cạnh đó, tiền gửi tại các tổ chức kinh tế chiếm số lượng và tỷ trọng thấp hơn nhưng cũng có sự tăng trưởng qua các năm, tuy tỷ trọng có giảm nhẹ trong tổng huy động tiền gửi. Nếu như năm 2017, số lượng tiền gửi này là 708 tỷ đồng tương đương với 28.04% tổng tiền gửi huy động, tới năm 2018 số lượng tiền gửi này là 836 tỷ đồng chỉ còn chiếm 27.95% tổng tiền gửi huy động, tới năm 2019 số tiền gửi từ các tổ chức kinh tế là 1,020 tỷ đồng, tuy tăng lên về số lượng so với năm 2018 nhưng về tỷ trọng thì chỉ chiếm 27.79% tổng huy động tiền gửi.

Nếu cơ cấu phân theo thời gian huy động thì theo bảng trên ta thấy nguồn tiền gửi không kỳ hạn tăng dần qua các năm. Năm 2017, tiền gửi không kỳ hạn của chi nhánh là 613 tỷ đồng chiếm 24,25% tổng tiền gửi huy động. Đến năm 2018 đạt được 819 tỷ đồng tăng 33.62% so với năm 2017, chiếm 27,39% tổng tiền gửi huy động năm. Năm 2019 con số này tiếp tục tăng trưởng ấn tượng tăng 45.63% so với năm 2018 đạt 1,193 tỷ đồng chiếm 32.50% tổng nguồn tiền gửi huy động.

Bên cạnh đó, qua bảng trên ta cũng thấy được số tiền gửi có kỳ hạn tăng đều qua các năm, nhưng tỷ trọng của tiền gửi huy động có kỳ hạn của Chi nhánh vẫn giảm so với tổng nguồn tiền gửi huy động. Sở dĩ có điều đó là do tốc độ tăng trưởng của tiền gửi có kỳ hạn thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng của tiền gửi không kỳ hạn. Năm 2017, tỷ trọng của tiền gửi có kỳ hạn

của chi nhánh là 75.75% tương đương với 1,915 tỷ đồng thì tới năm 2019 tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn chỉ còn chiếm 67.50% tổng nguồn tiền gửi tương đương với 2,478 tỷ đồng. Điều này cho thấy chi nhánh cần chú ý xây dựng nguồn tiền gửi theo tỷ trọng không kỳ hạn và có kỳ hạn một cách hợp lý, đảm bảo có đủ nguồn tiền gửi trung và dài hạn để cho vay trung và dài hạn. Như vậy, cần phải cân đối giữa việc giảm chi phí với đảm bảo an toàn cho ngân hàng.

Mặc dù có thể thấy có sự biến động khá lớn trong cơ cấu của tổng tiền gửi huy động, tuy nhiên tổng tiền gửi huy động đều có sự tăng trưởng đáng kể. Trong thời gian tới, chi nhánh cần phát huy điều này để sử dụng nguồn tiền gửi cho hoạt động ngày càng phát triền.

Chi phí huy động tiền gửi tại Chi nhánh được thể hiện qua lãi suất huy động bình quân và chi phí trả lãi dưới đây:

Bảng 2.6: Lãi suất huy động bình quân tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Thanh Trì trong gian đoạn các năm 2017 - 2019.

Đơn vị tính: tỷ đồng

STT Chỉ tiêu Năm

2017 2018 2019

1 Lãi suất huy động bình

quân (%/năm) 5.88% 5.55% 5.83%

2 Chi phí trả lãi 148 166 213

3 Tổng nguồn vốn huy

động 2,528 2,991 3,671

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD qua các năm từ 2017 – 2019 tại MB Thanh Trì)

Qua bảng 2.6 trên ta thấy được lãi suất huy động có sự thay đổi qua các năm cụ thể: Năm 2017 là 5.88%, năm 2018 là 5.55%, đến năm 2019 là 5.83%. Lãi suất bình quân biến động qua các năm biến động qua các năm phù hợp với xu thế của nền kinh tế. Chi phí trả lãi thì tăng mạnh qua các năm do tổng nguồn vốn huy động tăng. Có thể thấy mức chi phí được đánh giá là khá hiệu quả và an toàn trong môi trường cạnh tranh huy động vốn gay gắt như hiện nay.

Để đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sử dụng vốn của Chi nhánh, cần xem xét quan hệ giữa mức độ cho vay và huy động vốn, thể hiện bảng 3.2 dưới đây:

Bảng 2.7: So sánh số tiền gửi huy động tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Thanh Trì giai đoạn 2017 -2019

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1.Tổng vốn cho vay 1,714 1,928 2,099

2.Tốc độ tăng trưởng cho

vay (%) 10.20% 12.48% 8.87%

3.Tổng vốn huy động 2,528 2,991 3,671

4.Tốc độ tăng trưởng huy

động (%) 12.24% 18.32% 22.72%

Tỷ lệ sử dụng vốn (=1/3) 67.81% 64.47% 57.19%

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD qua các năm từ 2017 -2019 tại MB Thanh Trì)

Qua bảng 2.7 cho thấy:

Tỷ lệ sử dụng vốn của chi nhánh giảm qua các năm, cụ thể: từ mức 67.81% ở năm 2017 xuống 64.47% ở năm 2018 và còn 57.19% ở năm 2019. Tỷ lệ sử dụng vốn giảm không phải do tỷ lệ tăng trưởng cho vay giảm mà do tốc độ tăng trưởng của huy động vốn luôn cao hơn tốc độ cho vay. Như vậy có thể thấy công tác huy động vốn của chi nhánh rất tốt, luôn đáp ứng được nhu cầu vay của khách hàng và dư nguồn vốn để bán vốn cho Hội sở chính.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH THANH TRÌ (Trang 69 - 73)