Khái quát về dịch vụ logistics cảng biển

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS CẢNG BIỂN HẢI PHÒNG (Trang 31 - 38)

1.1.2.1.Khái niệm logistics

Hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ (LAC- The US. Logistics Administration Council, 1988) quan niệm “Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng di chuyển và lưu kho những nguyên vật liệu thô của hàng hóa trong quy trình, những hàng hóa thành phẩm và những thông tin có liên quan từ khâu mua sắm nguyên vật liệu cho đến khi được tiêu dùng, với mục đích thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng”.

Trường Đại học hàng hải thế giới (1999) thì “Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí, lưu trữ và vận chuyển các tài nguyên hay các yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát là nhà cung ứng, thông qua các nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tay người tiêu dùng thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế”.

Đặng Đình Đào (2011) đã định nghĩa “ Logistics là quá trình phân phối và lưu thông hàng hóa được tổ chức và quản lý khoa học việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ… từ điểm khởi nguồn sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng với chi phí thấp nhất nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất xã hội tiến hành được nhịp nhàng, liên tục và đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng”.

Nguyễn Quốc Tuấn (2015) đã định nghĩa “Logistics là một chuỗi các hoạt động liên tục, có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau được thực

hiện một cách khoa học và có hệ thống qua các bước nghiên cứu, hoạch định, tổ chức, quản lý, thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và hoàn thiện các hoạt động bao gồm các công việc liên quan đến cung ứng, vận tải, theo dõi sản xuất, kho bãi, thủ tục phân phối, hải quan…. Do đó, logistics là quá trình liên quan tới nhiều hoạt động khác nhau trong cùng một tổ chức, từ xây dựng chiến lược cho đến các hoạt động chi tiết, cụ thể để thực hiện chiến lược”.

Hình 1.1 : Những hoạt động logistics trong chuỗi cung ứng

(Nguồn: Australian Bureau of Transport Economics,”Logistics in Australia: A preliminary analysis”, Working paper 49,October 2001)

1.1.2.2.Khái niệm và phân loại về dịch vụ logistics cảng biển a. Khái quát về dịch vụ logistics cảng biển

Theo điều 233, mục 4, Luật thương mại Việt Nam (2005) đã nêu “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao”. Đây có thể được coi là định nghĩa của dịch vụ logistics theo nghĩa hẹp. Còn theo nghĩa rộng, dịch vụ logistics là hoạt động thương mại bao gồm một chuỗi các dịch vụ được tổ chức và quản lý khoa học gắn liền với các khâu của quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông và tiêu dùng trong nền sản xuất xã hội.

Dịch vụ logistics trong ngành vận tải bao gồm mọi hoạt động lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các dịch vụ kinh doanh liên quan đến vận tải (đường biển, đường bộ, đường hàng không, đường thủy nội địa..), lưu kho bãi, sắp xếp, đóng gói, bao bì hàng hóa sẵn sàng cho quá trình vận tải và phân phối hàng đi các nơi yêu cầu của người ủy thác. Như vậy, không nên hiểu logistics như là một khâu vận chuyển và lưu trữ hoặc chỉ là một dịch vụ bổ trợ đơn thuần của quá trình vận tải.

Cảng biển là đầu mối quan trọng trong chuỗi logistics và do vậy có vai trò quyết định trong việc nâng cao hiệu quả của cả quy trình logistics, từ đó thuật ngữ “dịch vụ logistics cảng biển” được đưa vào nghiên cứu. Mục tiêu của dịch vụ logistics cảng biển là tập trung xây dựng các hệ thống dịch vụ cảng nhằm tối ưu hóa quy trình logistics thông qua việc nâng cao tính tương thích của cảng biển trong chuỗi logistics. Bằng việc sử dụng các giới hạn dịch vụ logistics đầu ra “trên” và “dưới”, sự tham gia của các dịch vụ trong cảng biển có thể tạo nên thị phần đáng kể trong tổng chuỗi giá trị gia tăng thu được của chuỗi logistics. Nếu một cảng biển thành công trong việc phát triển các dịch vụ logistics, cảng biển đó chắc chắn có được ưu thế cạnh tranh so với các cảng biển đối thủ khác.

Dịch vụ logistics cảng biển cũng đã được tổ chức thương mại thế giới (WTO) cũng như liên minh Châu Âu (EU) định nghĩa trong hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) tại vòng đàm phán Uruguay như sau:

Theo hiệp định chung GATS, dịch vụ logistics cảng biển không được định nghĩa mà thay vào đó là liệt kê các ngành, phân ngành, nhóm, phân nhóm. Trong phân ngành dịch vụ vận tải biển thuộc ngành dịch vụ vận tải thì ngoài vận tải hành khách và vận tải hàng hóa, các dịch vụ còn lại như cho thuê tàu có kèm thủy thủ, bảo dưỡng và sửa chữa tàu, lai dắt và kéo tàu và các dịch vụ hỗ trợ khác…đều được xem là dịch vụ logistics cảng biển. Riêng đối với quy định về dịch vụ hỗ trợ khác sẽ được từng nước thành viên soạn thảo theo thực tế từng quốc gia. Như vậy, WTO không đưa ra khái niệm dịch vụ logistics cảng biển cụ thể mà chỉ xác định vị trí của dịch vụ logistics cảng biển nằm trong nhóm dịch vụ vận tải biển, là một phần của nhóm dịch vụ vận tải biển.

 EU (GATS, 1995)

Về khái niệm của dịch vụ logistics cảng biển, EU cũng thực hiện theo hiệp định GATS, riêng về phần các dịch vụ hỗ trợ khác cho vận tải biển, EU đã gửi các bản chi tiết hóa tới các nước thành viên kèm theo các định nghĩa như sau:

Dịch vụ xếp dỡ hàng hoá là dịch vụ thực hiện bởi các công ty xếp dỡ, kể cả công ty điều độ kho bãi nhưng không bao gồm các dịch vụ do lực lượng công nhân bốc xếp ở bến cảng trực tiếp thực hiện khi lực lượng này được tổ chức độc lập với các công ty xếp dỡ và điều độ bãi.

Dịch vụ lưu kho hàng hoá là dịch vụ cho thuê kho bãi để chứa hàng tại khu vực cảng.

Dịch vụ khai báo hải quan (hay dịch vụ môi giới hải quan) là dịch vụ trong đó một bên thay mặt một bên khác làm các thủ tục hải quan liên quan đến việc xuất, nhập khẩu hoặc vận tải hàng hoá.

Dịch vụ kinh doanh kho, bãi container là dịch vụ lưu bãi container tại khu vực cảng hoặc nội địa nhằm mục đích đóng hàng vào và dỡ hàng ra khỏi container, sửa chữa và chuẩn bị container sẵn sàng cho việc vận chuyển.

Dịch vụ đại lý hàng hải là dịch vụ làm đại lý đại diện cho quyền lợi thương mại của một hay nhiều hãng tàu trong khu vực địa lý xác định.

Tại Việt Nam

các hoạt động thương mại ở các hệ thống bao gồm bốc xếp, vận chuyển, hỗ trợ hành trình tàu, phục vụ tàu vào cảng, lưu kho bãi và phục vụ hàng quá cảnh trong chuỗi logistics cảng biển nhằm đáp ứng đòi hỏi của nhu cầu XNK”.

Ngày nay, trên thế giới và Việt Nam vẫn chưa đưa ra một khái niệm chung nào về dịch vụ logistics cảng biển. Do dịch vụ logistics cảng biển có những đặc điểm chung của loại hình dịch vụ là khá phức tạp và đa dạng, bên cạnh đó, mỗi quốc gia có những định nghĩa khác nhau nên việc đưa ra định nghĩa chung nhất cho loại hình dịch vụ này càng khó khăn. Tuy nhiên, khái niệm phổ biến hiện nay ở Việt Nam và nhiều quốc gia cho rằng: Dịch vụ logistics cảng biển là một trong những dịch vụ kinh tế đối ngoại, nó không chỉ là dịch vụ hàng hải mà còn bao gồm các dịch vụ khác. Có thể tóm tắt, dịch vụ logistics cảng biển là những dịch vụ phục vụ cho vận tải biển, nó bao gồm các hoạt động kinh doanh khai thác cảng và các dịch vụ hàng hải.

b. Phân loại dịch vụ logistics cảng biển

Phân loại theo các nhóm doanh nghiệp với các lĩnh vực như sau:

+ Các dịch vụ logistics cảng trong lĩnh vực vận tải: Các công ty cung cấp dịch vụ vận tải đơn phương thức (công ty cung cấp dịch vụ vận tải đường bộ, đường sắt, hàng không, đường biển); Các công ty cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức, các công ty cung cấp dịch vụ khai thác cảng, các công ty môi giới vận tải.

+ Các dịch vụ logistics cảng trong lĩnh vực phân phối: Công ty cung cấp dịch vụ kho bãi; Các công ty cung cấp dịch vụ phân phối.

+ Các dịch vụ logistics cảng trong lĩnh vực dịch vụ hàng hoá: Các công ty môi giới khai thuê hải quan; Các công ty giao nhận, gom hàng lẻ; Các công ty chuyên ngành hàng nguy hiểm; Các công ty dịch vụ đóng gói vận chuyển.

+ Các dịch vụ logistics cảng trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ logistics chuyên ngành: Các công ty công nghệ thông tin; Các công ty viễn thông; Các công ty cung cấp giải pháp tài chính, bảo hiểm; Các công ty cung cấp dịch vụ giáo dục và đào tạo.

Căn cứ vào đối tượng phục vụ: Các dịch vụ cảng biển liên quan đến tàu gồm dịch vụ đại lý tàu biển, dịch vụ cung ứng tàu biển, dịch vụ sửa chữa tàu biển, dịch vụ lai dắt tàu biển, dịch vụ vệ sinh tàu biển; Các dịch vụ cảng biển liên quan đến hàng hoá gồm dịch vụ kiểm đếm hàng hoá, dịch vụ bốc dỡ hàng hoá tại cảng biển, dịch vụ kinh doanh kho bãi phục vụ hàng hoá XNK, dịch vụ lưu kho hàng hoá, dịch vụ khai báo hải quan; Các dịch vụ tổng hợp gồm dịch vụ đại lý hàng hải, dịch vụ môi giới hàng hải, dịch vụ kinh doanh vận tải không tàu.

Căn cứ vào tính chất dịch vụ: Các dịch vụ cảng biển mang tính trực tiếp gồm dịch vụ cung ứng tàu biển, dịch vụ sửa chữa tàu biển, dịch vụ lai dắt tàu biển, dịch vụ vệ sinh tàu biển, dịch vụ kiểm đếm hàng hóa, dịch vụ bốc dỡ hàng hóa tại cảng, dịch vụ lưu kho hàng hóa, dịch vụ kinh doanh kho bãi phục vụ hàng hóa XNK, dịch vụ khai báo hải quan; Các dịch vụ cảng biển mang tính trung gian gồm dịch vụ đại lý tàu biển, dịch vụ đại lý hàng hải, dịch vụ môi giới hàng hải và dịch vụ kinh doanh vận tải không tàu.

Căn cứ vào phạm vi hoạt động: Các dịch vụ thực hiện tại cảng gồm dịch vụ cung ứng tàu biển, dịch vụ sửa chữa tàu biển, dịch vụ lai dắt tàu biển, dịch vụ vệ sinh tàu biển, dịch vụ kiểm đếm hàng hóa, dịch vụ bốc dỡ hàng hóa tại cảng, dịch vụ lưu kho hàng hóa; Các dịch vụ thực hiện ngoài cảng gồm dịch vụ đại lý tàu biển, dịch vụ khai báo hải quan, dịch vụ kinh doanh kho bãi phục vụ hàng hóa XNK.

c. Vai trò của dịch vụ logistics cảng biển

Thứ nhất, dịch vụ logistics cảng biển là bộ phận không thể thiếu trong vận tải biển, đóng vai trò “hậu cần” hỗ trợ cho vận tải biển. Vai trò cơ bản nhất của dịch vụ logistics cảng biển là phục vụ cho vận tải biển. Với sự đa dạng về loại hình, dịch vụ logistics cảng biển đã đáp ứng được các nhu cầu cần thiết và ngày càng gia tăng của dịch vụ vận tải biển. Sự phát triển của dịch vụ logistics cảng biển đã góp phần rất lớn trong việc thúc đẩy vận tải biển phát triển. Dịch vụ logistics cảng biển và vận tải biển có mối quan hệ tương hỗ tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển. Dịch vụ logistics cảng biển làm tròn nhiệm vụ “hậu cần”, tổ chức tốt các hoạt động góp phần tăng khả năng cạnh tranh của quốc gia, từ đó sẽ thu hút thêm được số

lượng lớn về cảng trong nước, làm tăng sản lượng khai thác của cảng và thúc đẩy vận tải biển phát triển hơn. Ngược lại, khi vận tải biển phát triển sẽ mở rộng thị trường cho dịch vụ logistics cảng biển, làm tiền đề giúp dịch vụ logistics cảng biển tiếp tục phát triển hơn.

Thứ hai, dịch vụ logistics cảng biển tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đặc biệt là ngoại tệ. Doanh thu từ dịch vụ logistics cảng biển sẽ đóng góp cho ngân sách nhà nước thông qua hệ thống thuế, phí và lệ phí. Đối tượng phục vụ chính của dịch vụ logistics cảng biển là các hãng tàu, đội tàu nước ngoài nên dịch vụ logistics cảng biển sẽ đóng góp một lượng ngoại tệ không nhỏ thông qua hình thức XK tại chỗ. Ngoài ra, dịch vụ logistics cảng biển còn góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Thứ ba, dịch vụ logistics cảng biển ra đời và phát triển thu hút một lực lượng lao động đáng kể từ lao động thủ công đến lao động có kỹ thuật cao, giúp giải quyết vấn đề việc làm tại các quốc gia. Dịch vụ logistics cảng biển vẫn đang trong giai đoạn phát triển nên sẽ còn tiếp tục thu hút thêm lao động và tạo ra nhiều ngành nghề mới. Mức lương cũng được cải thiện nhờ vào doanh thu ngày một tăng của dịch vụ logistics cảng biển. Từ đó nâng cao mức sống của người lao động.

Thứ tư, dịch vụ logistics cảng biển tham gia vào xu thế tự do hoá thương mại dịch vụ, góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập của ngành hàng hải và nền kinh tế đất nước. Dịch vụ logistics cảng biển là một bộ phận quan trọng của vận tải biển. Hội nhập quốc tế về dịch vụ cảng biển là một phần trong quá trình hội nhập của ngành hàng hải. Thực hiện tốt hội nhập dịch vụ logistics cảng biển là cơ sở, nền tảng giúp ngành hàng hải tiếp tục hội nhập sâu rộng hơn và có hiệu quả hơn vào xu thế toàn cầu hoá, tự do hoá thương mại dịch vụ.

Thứ năm, dịch vụ logistics cảng biển góp phần quan trọng đảm bảo cho quá trình sản xuất và tái sản xuất của xã hội được liên tục thông qua việc vận chuyển cung ứng nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm và lao động phục vụ sản xuất.

Đóng góp lớn nhất đến thành quả hội nhập của cả nền kinh tế là thành quả về hội nhập của ngành hàng hải. Trong bối cảnh hiện nay, giữ vai trò quan trọng nhất trong

khối vận tải biển là dịch vụ logistics cảng biển. Mặc dù sự xuất hiện của dịch vụ logistics cảng biển bắt nguồn từ sự hình thành của vận tải biển nhưng nếu không có dịch vụ logistics cảng biển thì vận tải biển khó có thể phát triển, dịch vụ logistics cảng biển đã giúp cho vận tải biển hoạt động một cách trơn chu và thuận lợi.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS CẢNG BIỂN HẢI PHÒNG (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w