Đặc điểm dịch vụ logistics cảng biển Hải Phòng

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS CẢNG BIỂN HẢI PHÒNG (Trang 54 - 60)

2.1.2.1. Hệ thống hoạt động dịch vụ logistics cảng biển Hải Phòng a. Hệ thống cơ sở hạ tầng cho dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng

Hạ tầng cơ sở của dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng bao gồm hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông, đường hàng không, kho bãi, truyền thông và thông tin. Dưới đây là một số đánh giá thực trạng của hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng.

-Kết nối giao thông đường bộ: Cảng biển Hải Phòng được kết nối nhiều tuyến quốc lộ như: Hà Nội - Hải Phòng: Quốc lộ 5, đường cao tốc 5B; Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định: Quốc lộ 10; Hải Phòng - Quảng Ninh: đường 18 và đường cao tốc Hải Phòng - Hạ Long; Đường xuyên đảo Hải Phòng - Cát Bà; Quốc lộ 37: chiều dài 20,1 km, lộ giới 52,0 m; Đường cao tốc Quảng Ninh - Hải Phòng - Ninh Bình (Đường cao tốc ven biển); Dự án đường bộ ven biển Việt Nam (Chiều dài 3.127 km). Hệ thống đường bộ này đóng một vai trò quan trọng trong việc lưu thông hàng hóa giữa Cảng biển Hải Phòng và vùng hậu phương miền Bắc.

-Kết nối đường sắt: Cảng biển Hải Phòng là cảng duy nhất tại Việt Nam có hệ thống đường sắt kết nối trực tiếp đến Cảng. Hiện tại, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam khai thác các chuyến đường sắt tuyến Hải Phòng - Hà Nội đi qua cảng Hoàng Diệu, cảng Chùa Vẽ với lịch chạy hàng ngày và 2 ngày/chuyến vận chuyển hàng hóa giữa Hải Phòng và Lào Cai (sát biên giới Vân Nam – Trung Quốc). Tuy nhiên, tuyến đường hiện hữu từ Lào Cai đến Hải Phòng có tiêu chuẩn và năng lực thấp, vận tốc vận hành trung bình là 50 km mỗi giờ, tốc độ cao nhất là 80 km mỗi giờ, không thể đáp ứng được các nhu cầu vận tải ngắn và dài hạn. Hiện nay, Bộ Giao thông vận tải đang quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng với chiều dài 392 km từ Lào Cai đến Hải Phòng với quy mô tuyến chính là đường sắt cấp I, đường đơn tốc độ chạy tàu thiết kế 160 km mỗi giờ, loại hình dẫn kéo điện lực, sử dụng trạm đóng tự động để đảm bảo an toàn và kết nối với đường sắt Hà Khẩu (Trung Quốc). Tuyến đường sắt này có đoạn kết nối đường sắt Hà Khẩu (Trung Quốc) - Lào Cai (Việt Nam) dài 5,6 km; xây dựng theo hướng đông qua 8 tỉnh thành: Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ - Vĩnh Phúc - Hà Nội - Hưng Yên - Hải Dương - Hải Phòng, điểm kết thúc tại cảng Lạch Huyện (Hải Phòng). Tại Hải Phòng, đường sắt kết nối vào các cảng biển khu vực cảng Hải Phòng, Vật Cách và khu cung cấp xăng dầu. Nếu tuyến đường sắt mới vào đến tận

cảng Lạch Huyện và kết nối vào cảng Đình Vũ, chắc chắn tiềm năng vận chuyển đường sắt tại khu vực cảng biển Hải Phòng sẽ tăng cao.

-Hệ thống cảng biển: Cảng biển Hải Phòng là đầu mối giao thông quan trọng, cửa ngõ chính ra biển của cả miền Bắc. Cảng biển Hải Phòng là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, nằm trên tuyến đường giao thông trên biển, kết nối Singapore với Hồng Kông và các cảng của Đông Á và Đông Bắc Á. Cảng biển Hải Phòng bao gồm hơn 49 bến cảng với các chức năng khác nhau.

-Hệ thống cảng sông: Tuyến đường sông Cảng Hải Phòng được hỗ trợ rất lớn bởi hệ thống các tuyến sông và cảng sông. TP Hải Phòng tập trung nhiều con sông lớn hình thành lên các cảng sông với đầy đủ hệ thống kho bãi và công trình phụ trợ: như: Cảng sông Vật Cách; Cảng sông Sở Dầu; Bến tầu khách Cửa Cấm. Hình thành nên các tuyến đường sông quan trọng kết nối với các tỉnh, thành phố khác ở khu vực miền Bắc như: Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Nội, Tuyên Quang, Việt Trì, Hoà Bình, Lào Cai, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.

- Kết nối đường không: sân bay quốc tế Nội Bài cách Hải Phòng 120km và sân bay nội địa Cát Bi- cách cảng Tân Vũ 5km, tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không.

Mặc dù kết nối giao thông, hạ tầng của cảng biển Hải Phòng tương đối đa dang nhưng theo đánh giá của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phoos thì hạ tầng giao thông cho dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng còn thiếu đồng bộ. Hạ tầng cơ sở của cảng còn yếu kém, trong đó hạ tầng giao thông nối cảng với bên ngoài còn trắc trở, đặc biệt là đối với các xe vận tải hàng siêu trường, siêu trọng. Vấn đề tồn tại lớn khác đối với các cảng Hải Phòng hiện nay là đầu mối giao thông phục vụ xuất, nhập khẩu của thành phố chất lượng còn thấp và khả năng kết nối của các cảng đầu mối lớn tại 2 vùng kinh tế trọng điểm chưa cao. Hệ thống vận tải đường không, đường biển, đường sắt, đường bộ và đường sông còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động dịch vụ logistics của cảng Hải Phòng.

b. Hệ thống hỗ trợ tàu vào cảng

Từ nhiều năm nay luồng tàu vào cảng Hải Phòng đã nổi tiếng về tình trạng sa bồi và gây ảnh hưởng nặng nề đến quá trình khai thác của các công ty vận tải biển và các cảng. Việc thay đổi liên tục của độ sâu luồng trong các công bố độ sâu hàng hải thường xuyên là mối lo đối với tất cả các cảng, các hãng tàu, đặc biệt là các tàu chở container chuyên tuyến có lịch trình cố định. Các cầu cảng đã được xây dựng theo qui hoạch nhưng không đảm bảo sự đồng bộ giữa các điều kiện kỹ thuật của luồng tàu với việc khai thác cảng biển.Tình trạng năng lực hệ thống đường bộ nối cảng thấp hơn so với nhu cầu lưu thông hàng hóa của cảng Hải Phòng từ nhiều năm nay.

Trong khai thác dịch vụ cảng biển, vấn đề luồng lạch ra vào cảng thông thoáng, có độ sâu lớn và đảm bảo an toàn đối với mọi hoạt động hành hải là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để thu hút chủ tàu, chủ hàng tìm đến. Theo đó, từ Km 0 - Km 9.8 (Từ Bến Bính đến cửa ngoài kênh Đình Vũ): từ - 5,9m đến -6,1m, từ Km 9.8 - Km 19 (từ Cảng Đình Vũ đến đầu trong kênh Hà Nam): từ -7,3 đến -7,6m; từ Km 19 - Km 25.3 (Kênh Hà Nam): -7,2m; từ Km 25.3 - Km 38.8 (Luồng Lạch Huyện): -7,8m; từ Km38.8 - Km 42.85 (luồng biển, ngang thị trấn Cát Bà): -8m. Đây là điều kiện thuận lợi góp phần nâng cao sản lượng và doanh thu hàng hóa thông qua khu vực cảng biển Hải Phòng. Tuy nhiên, luồng chưa được nạo vét kịp thời ảnh hưởng đến việc khai thác của cảng và ảnh hưởng đến việc đàm phán, thu hút khách hàng. Tình trạng luồng hàng hải Hải Phòng liên tục bị sa bồi từ -7m giảm xuống -6,3m đã làm ảnh hưởng lớn đến việc khai thác cũng như sản lượng hàng hóa thông qua do luồng cạn. Các tàu phải giảm sản lượng hoặc đợi thời điểm con nước lớn để tiến hành ra/vào cảng dẫn đến tình trạng ách tắc cục bộ trong việc sắp xếp cầu bến cho các tàu vào những ngày có nhiều tàu đăng ký đến (thứ 4 và thứ 5).

c. Hệ thống kho bãi

diện tích quản lý của cảng. Do nhu cầu phát triển, lượng hàng hóa thông qua cảng ngày càng nhiều, lượng hàng lưu trú ngày càng lớn đòi hỏi phải có cơ sở lưu trữ hàng hóa. Do vậy đã hình thành các doanh nghiệp dịch vụ để đảm bảo lưu giữ, bảo quản, xếp dỡ hàng hóa đảm bảo đáp ứng kịp thời đúng tiến độ cho quá trình vận hành của tàu được hiệu quả. Khi việc vận chuyển container phát triển xuất hiện thêm nhu cầu mới về kho bãi lưu giữ container từ đó hình thành các cảng container nội địa (viết tắt ICD- Inland Container Depot) góp phần giảm áp lực đóng rút hàng tại cảng, dành diện tích mạn tàu trong cảng tối đa giúp giải phóng tàu nhanh. Việc phát triển các ICD ở cảng Hải Phòng hiện nay vẫn còn mang tính tự phát, chưa có một quy hoạch tổng thể. Các ICD chủ yếu 75 được xây dựng trên các trục đường ra vào các cảng chưa được chuyên môn hóa, trang thiết bị còn thiếu nên chưa phát huy hết ưu thế. Nhất là việc quản lý còn chưa khoa học chưa áp dụng công nghệ thông tin nên tốn kém chi phí đưa container vào, ra tốn thời gian và thao tác thực hiện khi diện tích các ICD nhỏ lượng container lớn phải chồng cao lên nhau, các chủng loại container xếp lẫn.

Về kho ngoại quan, các công ty chưa khai thác những ưu thế của nó phục vụ cho việc kinh doanh. Kho Ngoại quan chủ yếu để trung chuyển hàng hóa, chưa được sử dụng làm kho lưu trữ hàng hóa chờ làm thủ tục thông quan để đưa ngay vào sản xuất và tiêu dùng khi cần thiết, giảm thời gian phải chờ hàng vận chuyển khi có đơn đặt hàng cũng như giảm những rủi ro về giá cả hàng hóa khi có biến động thị trường theo chiều hướng xấu do dự trữ hàng hóa đem lại.

2.1.2.2. Các loại dịch vụ logitics cảng biển Hải Phòng

Hiện nay, các dịch vụ logistics cảng biển tại cảng biển Hải Phòng được chia ra thành 4 nhóm chính:

Thứ nhất, dịch vụ cho phương tiện thủy. Đây là các dịch vụ nhằm phục vụ tàu nội địa hoặc tàu ngoại khi neo đậu hoặc gặp sự cố, bao gồm dịch vụ hỗ trợ, hộ tống tàu; Dịch vụ buộc, cởi dây; Dịch vụ đóng mở nắp hầm hàng; Dịch vụ cầu bến, phao neo.

thông thường (hàng rời, hàng bao, hàng sắt thép, hàng ống, hàng gỗ, máy móc thiết bị), hàng hóa là xe ô tô xe chuyên dụng và hàng container. Đối với hàng hóa thông thường bao gồm dịch vụ xếp dỡ, dịch vụ đóng gói. Đối với hàng container bao gồm dịch vụ xếp dỡ container; Dịch vụ đóng/rút hàng hóa trong container thường; Dịch vụ đóng/rút hàng hóa trong container lạnh; Dịch vụ phục vụ kiểm hóa, giám định, kiểm dịch, hun trùng hàng trong container; Dịch vụ phục vụ đi soi container tại máy soi trong Cảng; Dịch vụ phục vụ kiểm tra hàng trong container và chuyển container lạnh ra khu vực có điện trong cảng để hãng tàu kiểm tra container lạnh trước khi giao cho chủ hàng đi đóng hàng; Dịch vụ chằng buộc hoặc tháo chằng container; Dịch vụ phục vụ soi container; Dịch vụ vệ sinh, sửa chữa container; Dịch vụ kiểm tra, vận hành container lạnh.

Thứ ba, dịch vụ lưu kho, bãi. Dịch vụ này bao gồm lưu kho đối với hàng lẻ, hàng rời, lưu bãi đối với hàng container, dịch vụ chuyển bãi, đỏa chuyển

Thứ tư, các dịch vụ khác. Dịch vụ này bao gồm thuê phương tiện, thiết bị, dụng cụ, công nhân; Thuê cơ sở hạ tầng, Dịch vụ cân hàng; Dịch vụ giao nhận hàng; Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng xe của cảng trong phạm vi cảng, Dịch vụ rạch hàng bao, bịch để đổ từ bao, bịch hàng rời xuống tàu, sà lan hoặc để đóng container; Dịch vụ phá mã các bịch hàng để dỡ các bao hàng; Dịch vụ phá mã, cắt đai hàng sắt thép; Dịch vụ thuê lực lượng bảo vệ giám sát….

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS CẢNG BIỂN HẢI PHÒNG (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w