Với nhà nước

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS CẢNG BIỂN HẢI PHÒNG (Trang 106 - 115)

3.4.2.1. Hoàn thiện thể chế pháp luật nhằm phát triển dịch vụ logistics cảng biển

Về cơ sở pháp lý, những năm qua, nước ta đang trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật và các cơ chế chính sách, do vậy tính đồng bộ thống nhất để đáp ứng yêu cầu phát triển dịch vụ logistics theo một cách chuẩn mực còn nhiều hạn chế. Các Luật Thương mại, Luật hàng hải… vẫn còn thiếu những nghị định hướng dẫn toàn diện, đồng bộ các vấn đề liên quan đến dịch vụ logistics cảng biển. Vì vậy, nhà nước cần sớm xây dựng một khung pháp lý cho hoạt động logistics, trước mắt cần nghiên cứu bổ sung và sửa đổi Luật thương mại phần nội dung về dịch vụ logistics. Từ đó sớm có được các văn bản hướng dẫn phù hợp với hoạt động thực

tiễn hiện nay.

Dịch vụ logistics cảng biển Hải Phòng chỉ có thể phát triển hiệu quả trên cơ sở có sự hỗ trợ của luật pháp về các lĩnh vực liên quan như luật về giao thông đường bộ, thương mại điện tử hay chữ ký điện tử…. Vì vậy, để thúc đẩy dịch vụ logistics cảng biển phát triển, ngoài việc xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật về logistics cần ban hành các chính sách hỗ trợ để tạo môi trường thuận lợi cho phát triển dịch vụ logistics cảng biển.

Nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics cảng biển. Khi gia nhập WTO, mọi hàng rào bảo hộ của nhà nước nói chung và đối với nghành logistics nói riêng sẽ được dỡ bỏ, với thực tế phát triển của hầu hết các doanh nghiệp logistics cảng biển Việt Nam hiện nay, rất cần sự hỗ trợ của nhà nước về mặt thông tin, cơ chế, định hướng và xúc tiến cho sự liên kết giữa các doanh nghiệp.

Nghiên cứu ban hành các chính sách phát triển bền vững mô hình dịch vụ logistics cảng biển Hải Phòng cũng như ở nước ta. Để phát triển hoạt động logistics, đặc biệt trong cung ứng các dịch vụ logistics cảng biển, vấn đề đặt ra là cần có các chính sách phát triển bền vững loại hình dịch vụ này thông qua việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cụ thể cho nghành dịch vụ logistics trên cả góc độ phát triển về kinh tế, xã hội và môi trường. Phát triển bền vững dịch vụ logistics đòi hỏi các cấp quản lý thực hiện chuẩn hóa các quy trình dịch vụ logistics, xây dựng đội ngũ cán bộ logistics, thống kê logistics, đảm bảo tính nhất quán, thông thoáng và hợp lý trong các văn bản, quy định liên quan đến dịch vụ logistics.

3.4.2.2. Phát triển thị trường dịch vụ logistics

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho dịch vụ logistics: Đăng cai, tổ chức các hội thảo, hội chợ, triển lãm quốc tế về logistics. Tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế về logistics. Tổ chức các đoàn nghiên cứu ra nước ngoài và mời các đoàn doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam trao đổi cơ hội đầu tư, hợp tác về phát triển dịch vụ logistics.

Thúc đẩy phát triển thuê ngoài dịch vụ logistics: Đẩy mạnh tuyên truyền cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu và thương mại nội địa về việc sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài theo hướng chuyên môn hóa, phân công lao động hợp

lý trong chuỗi cung ứng.

Định hướng thay đổi hành vi trong thương mại quốc tế, gắn kết giữa doanh nghiệp chủ hàng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics: Thay đổi điều kiện giao hàng "mua CIF, bán FOB", nâng cao ý thức của doanh nghiệp chủ hàng, tạo cơ sở cho doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam tham gia vào nhiều công đoạn trong chuỗi cung ứng với hàm lượng giá trị gia tăng ngày càng cao.

Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về logistics: Tăng cường liên kết với các hiệp hội và doanh nghiệp dịch vụ logistics khu vực ASEAN và trên thế giới. Thu hút đông đảo doanh nghiệp logistics nước ngoài đến làm ăn, hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam.

3.4.2.3. Đào tạo, nâng cao nhận thức và chất lượng nguồn nhân lực

Đẩy mạnh đào tạo nghề về logistics: Xây dựng bộ tiêu chuẩn nghề và khung trình độ quốc gia đào tạo nghề về logistics tương thích với trình độ chung của ASEAN và quốc tế. Các cơ sở đào tạo nghề triển khai đào tạo nghề liên quan đến logistics.

3.4.2.4. Nâng cao năng lực doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ

Tích hợp sâu dịch vụ logistics với các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hóa trong nước và các ngành dịch vụ khác: Nâng cao số lượng doanh nghiệp sản xuất, thương mại có sử dụng dịch vụ logistics để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.

Đẩy mạnh xây dựng dịch vụ logistics trọn gói 3PL, 4PL: Nâng cao số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trọn gói, ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm đạt chất lượng dịch vụ cao hơn.

Hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp dịch vụ logistics: Doanh nghiệp dịch vụ logistics, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thuận lợi trong việc tiếp cận các nguồn vốn trong và ngoài nước, phát triển thị trường, đào tạo, tiếp cận thông tin.

Hỗ trợ xây dựng những tập đoàn mạnh về logistics, tiến tới đầu tư ra nước ngoài và xuất khẩu dịch vụ logistics: Hình thành những doanh nghiệp lớn về

logistics, tạo định hướng và động lực phát triển thị trường.

3.4.2.5. Xây dựng các trung tâm logistics tại các trọng điểm kinh tế có kết nối bằng đường sắt với cảng Hải Phòng

Xây dựng các trung tâm logistics tại các trọng điểm kinh tế có kết nối bằng đường sắt với các cảng biển quốc tế để tập trung hàng xuất, nhập khẩu và thành phẩm. Để sớm hình thành các trung tâm logistics, cần bổ sung quy hoạch, xây dựng cảng biển quốc tế của Hải Phòng với mạng lưới trung tâm logistics để thực hiện có hiệu quả các dịch vụ trước và sau cảng.

Xây dựng các tuyến đường bộ và đường sắt huyết mạch, phục vụ cho quá trình vận chuyển hàng hóa từ cảng Hải Phòng đến các trung tâm logistics, từ các trung tâm logistics với nhau. Bên cạnh đó cần hạn chế độc quyền trong khai thác hệ thống giao thông, đặc biệt là vận tải đường sắt. Cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân, nước ngoài đầu tư vào cảng biển, kho bãi….

Cần có tầm nhìn xa từ 30-50 năm trong xây dựng và thực hiện kế hoạch di dời, xây mới và đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng yeu cầu phát triển trong ngắn hạn và dài hạn.

3.4.2.6. Tham khảo sự tư vấn của các chuyên gia trong lĩnh vực logistics

Với Chính phủ, ngoài học hỏi kinh nghiệm thực tế của một số cảng biển lớn trên thế giới thì cần có sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề tham khảo sự tư vấn của các chuyên gia trong lĩnh vực logistics, lĩnh vực vận tải biển… ở trong nước và các quốc gia có nền kinh tế biển phát triển mạnh trên thế giới. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần tạo điều kiện cho các bộ ban ngành liên quan có thể đóng góp ý kiến về quy hoạch và xây dựng hệ thống cảng biển Hải Phòng ở hiện tại và trong tương lai.

KẾT LUẬN

Thực tế đã chứng minh, kinh tế biển là ngành mũi nhọn, trong đó cảng biển đóng vai trò chủ đạo. Nơi nào có cảng biển, nơi đó sẽ có nền kinh tế phát triển bởi cảng biển là yếu tố then chốt trong quá trình giao thương trong và ngoài nước. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế biển, cảng biển thì dịch vụ logistics cảng biển cũng đang dần khẳng định vị trí quan trọng trong việc hỗ trợ ngành vận tải biển. Đối với công ty cổ phần cảng Hải Phòng, phát triển dịch vụ logistics cảng biển là một vấn đề hết sức quan trọng đòi hỏi công ty phải có những biện pháp khắc phục những khó khăn và tận dụng những thuận lợi để luôn duy trì và khẳng định vị thế lâu năm cũng như cảng biển lớn nhất miền Bắc.

Luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề chung về cảng biển (khái niệm, phân loại, chức năng, nhiệm vụ, ý nghĩa của cảng biển), logistics và dịch vụ logistics cảng biển. Đưa ra khái niệm phát triển, hình thức và nội dung phát triển nói chung để làm cơ sở cho việc nghiên cứu nội dung phát triển dịch vụ logistics cảng biển. Dịch vụ logistics cảng biển có thể phát triển theo 2 hình thức là phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu, dựa vào nội dung chính là phát triển các dịch vụ logistics cảng biển đơn lẻ hoặc phát triển các dịch vụ logistics cảng biển trọn gói, theo hướng 3PL. Đưa ra hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển dịch vụ logistics cảng biển. Các nhân tố tác động đến phát triển dịch vụ logistics cảng biển bao gồm các nhân tố vĩ mô như điều kiện tự nhiên, tăng trưởng kinh tế... và nhân tố vi mô như nguồn vốn, khoa học công nghệ....

Luận văn đã phân tích thực trạng phát triển dịch vụ logistics cảng biển thông qua ví dụ điển hình công ty cổ phần cảng Hải Phòng; Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ logistics cảng biển của công ty cổ phần cảng Hải Phòng bằng cách chỉ ra những kết quả mà công ty cổ phần cảng Hải Phòng đạt được và những hạn chế trong phát triển dịch vụ logistics cảng biển, nguyên nhân của những hạn chế đó. Những hạn chế cơ bản của công ty cổ phần cảng Hải Phòng là dù đã gia tăng số lượng dịch vụ cung ứng, áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình phục vụ và

quản lý nhưng sản lượng hàng hóa, các chỉ tiêu doanh lợi và doanh thu không tăng trưởng... Điều này chứng tỏ việc phát triển các dịch vụ logistics cảng biển của công ty không mang lại hiệu quả.

Thông qua phương hướng, mục tiêu phát triển cảng Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn 2030, phương hướng và yêu cầu đặt ra trong phát triển dịch vụ logistics cảng biển Hải Phòng đến năm 2025, luận văn đã đề ra các nhóm giải pháp phát triển dịch vụ logistics cảng biển cho công ty cổ phần cảng Hải Phòng là giải pháp mở rộng thị trường dịch vụ logistics cảng biển, giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ logistics cảng biển, giải pháp phát triển các dịch vụ mới, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, giải pháp giảm chi phí dịch vụ logistics và giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong cung ứng dịch vụ logistics cảng biển cho khách hàng ở cảng Hải Phòng. Đồng thời, luận văn đề xuất một số kiến nghị với ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng và nhà nước để hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển dịch vụ logistics cảng biển.

Trong khuôn khổ của luận văn này tác giả chỉ đưa ra những vấn đề cơ bản nhất. Với thời gian hạn chế, luận văn không tránh khỏi những sai sót. Tác giả cũng rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để đề tài có thể được hoàn thiện tốt nhất nhằm đưa việc nghiên cứu của tác giả đi vào thực tiễn góp phần phát triển kinh tế của thành phố Hải Phòng trong sự phát triển chung của nền kinh tế của cả nước.

1. Australian Bureau of Transport Economics (2001), “Logistics in Australia: A preliminary analysis”, Working paper 49.

2. Bộ Giao thông vận tải (2020), Quyết định số 761/QĐ – BGTVT ban hành ngày 24 tháng 4 năm 2020 công bố danh mục bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam.

3. Công ty cổ phẩn cảng Hải Phòng (2019), Báo cáo tài chính, Địa chỉ : https://haiphongport.com.vn/.

4. Công ty cổ phẩn cảng Hải Phòng (2019), Sơ đồ cảng, Địa chỉ :

https://haiphongport.com.vn/vi/so-do-cang.nd/so-do-cang-hai phong.html.

5. Công ty cổ phẩn cảng Hải Phòng (2020), Biểu cước giá 2020, Địa chỉ : https://haiphongport.com.vn/FileUpload/Documents/66%20Cuoc%20noi.pdf.

6. Công ty cổ phẩn cảng Hải Phòng (2020), Sản lượng, Địa chỉ :

https://haiphongport.com.vn/vi/san-luong.rc.html.

7. Công ty cổ phần Gemadept (2020), Biểu cước giá 2020, Địa chỉ: https://www.gemadept.com.vn/assets/uploads/myfiles/files/BIEUCUOC_NHP20 20.pdf .

8. Công ty cổ phần Gemadept (2020), Biểu cước giá 2020, Địa chỉ: https://www.gemadept.com.vn/assets/uploads/myfiles/files/BieucuocNDP2020.pdf.

9. Công ty cổ phần Gemadept (2020), Biểu cước giá 2020, Địa chỉ: https://www.gemadept.com.vn/assets/uploads/myfiles/files/BieucuocNDV2020.pdf.

10. Công ty trách nhiệm hữu hạn cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng (2020),

Biểu cước giá 2020, Địa chỉ: http://hict.net.vn/ho-tro-khach

hang/DanhSachBangGia/Domestic%20tariff%202020_VNM.pdf .

11. Cục hàng hải Việt Nam (2020), Niêm yết giá, Địa chỉ :

http://www.vinamarine.gov.vn/vi/niem-yetgia?title=&field_nhom_dn_tid=71.

12. Cục thống kê thành phố Hải Phòng (2019), Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng năm 2019, Địa chỉ : http://thongkehaiphong.gov.vn/tinh-hinh-kinh-

14. Đặng Đình Đào, Vũ Thị Minh Loan, Nguyễn Minh Ngọc, Đặng Thu Hương, Phạm Thị Minh Thảo (2010), Logistics-Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.

15. Đặng Đình Đào, Tạ Văn Lợi, Nguyễn Minh Sơn, Đặng Thị Thú Hồng (2012), Dịch vụ logistics ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

16. Hoàng Văn Châu, Trịnh Thị Thu Hương, Vương Thị Bích Ngà (2009), Logistics và vận tải quốc tế, NXB Thông tin và truyền thông, Hà Nội.

17. Lê Đức Thọ (2018), Phát triển dịch vụ cảng biển tại cảng Cửa Việt Tỉnh Quảng Trị, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế.

18. Lê Nguyễn Cao Tài (2012), Phát triển dịch vụ cảng biển tại Thành phố Đà Nẵng, Trường Đại Học Đà Nẵng.

19. Ma Shou (1999), Logistics and Supply Chain Management, World Marintime University., tr. 5.

20. Ngô Hồng Quân (2014), Phát triển dịch vụ logistics cảng biển theo hướng bền vững ở Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

21. Nguyễn Lương Nam (2014), Phát triển mô hình dịch vụ Logistics cảng biển Hải Phòng theo hướng bền vững, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

22. Nguyễn Quốc Tuấn (2015), Quản lý nhà nước đối với dịch vụ Logistics ở Cảng Hải Phòng, Luận án tiển sĩ Kinh tế, Viện Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế Trung Ương.

23. Nguyễn Thanh Thủy, Đặng Đình Đào (2012), Một số vấn đề cơ bản về quản trị cảng biển trong hệ thống Logistics, NXB Thống kê, Doanh nghiệp in tư nhân Tiến Kiên Giấy đăng ký kế hoạch xuất bản số:114 – 2012/CXB/102 – 01/TK.

24. Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2005), Luật Thương mại Việt Nam.

Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

27. Thủ Tướng Chính Phủ (2014), Quyết định số 1037/QĐ-TTg ban hành ngày 24 tháng 06 năm 2014 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

28. Thủ tướng chính phủ (2017), Quyết định số 200/QĐ – TTg ban hành ngày 14 tháng 2 năm 2017 về việc phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025.

29. Thủ tướng chính phủ (2018), Quyết định số 821/QĐ – TTg ban hành ngày 06 tháng 07 năm 2018 về việc phê duyệt điiều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

30. Từ điển bách khoa Việt Nam (2011).

31. Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hải Phòng (2020), Kế hoạch số 117/KH-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2020 về triển khai cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn Thành phố Hải Phòng.

32. Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hải Phòng (2020), Kế hoạch số 153/KH-UBND ngày 4 tháng 6 năm 2020 về triển khai thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống dịch vụ logistics thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS CẢNG BIỂN HẢI PHÒNG (Trang 106 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w