Các nhân tố vĩ mô

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS CẢNG BIỂN HẢI PHÒNG (Trang 47 - 49)

1.3.1.1.Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên biển…. Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng quan trọng đến các chính sách phát triển kinh tế xã hội. Đôi khi, điều kiện tự nhiên lại là yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của dịch vụ. Một số điều kiện tự nhiên góp phần giúp một cảng biển phát triển bao gồm: Vị trí địa lý thuận lợi, độ sâu ngập nước đủ lớn để tàu trọng tải lớn có thể cập cảng một cách dễ dàng; Vị trí địa lý kinh tế thuận lợi gắn với hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy thuận lợi để kết nối giữa các vùng miền.

1.3.1.1.Tăng trưởng kinh tế

Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp logistics nói riêng. Các yếu tố kinh tế bao gồm một phạm vi rất rộng từ các yếu tố tác động đến nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics và các yếu tố liên quan đến việc huy động và sử dụng các nguồn lực của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics cảng biển. Các yếu tố cơ bản nhất ảnh hưởng đến các doanh nghiệp logistics và sự phát triển của các dịch vụ logistics là tốc độ tăng trưởng của Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), lãi suất tiền vay, tiền gửi ngân hàng, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, mức độ thất nghiệp, cán cân thanh toán… các yếu tố này ảnh hưởng đến phương thức và cách thức kinh doanh của các doanh nghiệp. Sự thay đổi của các yếu tố này và tốc độ thay đổi, chu kỳ thay đổi đều tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thậm chí còn có thể làm thay đổi cả mục tiêu, phương hướng và cả chiến lược của doanh nghiệp.

Trong thời gian vừa qua, tốc độ tăng trưởng hàng năm của nước ta ở mức tương đối cao. Chính vì vậy càng kích thích việc đầu tư và mở rộng quy mô của các doanh nghiệp khiến cho nhu cầu sử dụng các dịch vụ logistics không ngừng tăng lên, đây là cơ hội cho phép các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics cảng biển mở rộng quy mô, sản phẩm dịch vụ logistics cảng biển cũng như thị trường của mình, cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics cảng biển mới có thể gia nhập thị trường.

1.3.1.2.Yếu tố chính trị và pháp luật

Chính trị và pháp luật là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Một quốc gia có hệ thống chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động kinh doanh và mở rộng đầu tư. Bên cạnh đó, chính trị ổn định cũng sẽ giúp quốc gia đó mở rộng quan hệ thương mại với các nước khác một cách dễ dàng, từ đó thúc đẩy hoạt động XNK, tạo điều kiện cho dịch vụ logistics cảng biển phát triển hơn.

Luật pháp: Mỗi nước sẽ có những chính sách và công bố luật khác nhau để kiểm soát các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics cảng biển sẽ chịu sự tác động của bộ luật hàng hải Việt Nam và các thông tư, nghị định có liên quan. Tất cả các văn bản trên tạo nên một hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics cảng biển tuân theo. Nếu hệ thống pháp luật có sự thống nhất từ trung ương đến địa phương và phù hợp với các thông lệ, tập quán và công ước quốc tế sẽ tạo cho các doanh nghiệp cơ sở pháp lý vững chắc trong hoạt động cung cấp dịch vụ logitics cảng biển của mình trong phạm vi quốc gia hay quốc tế.

1.3.1.3.Sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của nhà nước

Nước ta ngày càng chú trọng đến phát triển kinh tế biển và vùng nước ven biển, đây được coi là cửa ngõ và có đóng góp lớn vào sự phat triển chung của kinh tế nước nhà. Kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và kinh tế vùng ven biển cũng không ngoại lệ, nó đã và đang đóng góp rất lớn vào XK, thu ngoại tệ cho quốc gia. Kinh tế ven biển luôn luôn chú trọng đến phát triển đi đôi với bảo vệ môi trướng, hướng đến phát triển bền vững, phát triển

kinh tế biển xanh. Cơ sở hạ tầng vùng ven biển đã được cải thiện nhờ sự quan tâm và chỉ đạo đầu tư đồng bộ từ các cấp ban ngành ở địa phương và trung ương. Hệ thống các đường dẫn đến các cảng biển, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu dân cư được xây dựng giúp cho việc lưu thông hàng hóa một cách nhanh chóng và thuận lợi. Một số chủ trương “Đặc khu hành chính - kinh tế” được thiết lập tại khu vực ven biển và huyện đảo, điều này đã góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế và bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia.

Kinh tế vùng ven biển Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá và đóng góp rất nhiều vào nền kinh tế nên cũng tạo nền tảng vững chắc cho tiến trình tiến ra biển, bảo vệ chủ quyền vùng biển, hải đảo Việt Nam. Nhà nước ta đang đẩy mạnh đầu tư cho việc xây mới và nâng cấp hạ tầng vùng ven biển để tạo động lực cho phát triển kinh tế vùng ven biển gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia như hệ thống cảng và dịch vụ cảng biển, hệ thống đường bộ ven biển và các tuyến nội địa với các vùng biển, hệ thống cảng và dịch vụ logistics. Đảng đã quan tâm phát triển các khu kinh tế, KCN và các đặc khu kinh tế nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho phát triển các khu kinh tế ven biển Việt Nam và các dịch vụ logistics cảng biển. Đảng đã có tầm nhìn chiến lược rộng, tính bao quát cao, thể hiện chủ trương đúng đắn, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm và đánh giá đúng tầm quan trọng của biển, đảo trong xây dựng phát triển kinh tế biển, kinh tế vùng ven biển gắn với bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ quốc gia. Chính nhờ sự chủ trương của Đảng và Nhà nước đã tạo ra nhận thức sâu rộng hơn về biển, đảo của ta, làm cơ sở vững chắc trong công tác chỉ đạo về đối ngoại, hợp tác kinh tế, quốc phòng - an ninh trên biển, góp phần giữ vững độc lập chủ quyền trên vùng biển, thềm lục địa và ổn định chính trị, xã hội ở các vùng biển, ven biển, hải đảo và tạo tiền đề để sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS CẢNG BIỂN HẢI PHÒNG (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w