Ôm ấp hoài bão lớn cuộc đời sẽ trở nên phi thường

Một phần của tài liệu 5745-cach-song-tu-binh-thuong-tro-nen-phi-thuong-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 39 - 42)

phi thường

Từ đầu cuốn sách đến giờ, tôi đã đề cập đến tầm quan trọng của việc biết và sử dụng một cách có ý thức sức mạnh tư duy, kèm theo những ví dụ minh hoạ.

Để sức mạnh tư duy được kích hoạt, tạo ra thành quả to lớn trong công việc, chúng ta phải có hoài bão lớn và có ý chí lớn - nền tảng của thành công.

Hãy có hoài bão lớn. Hãy có chí lớn.

Hãy khát vọng mãnh liệt.

Bạn đọc sẽ cho rằng, trong khi hàng ngày phải vật lộn với cuộc sống còn không đủ sức thì hơi đâu mà nghe những điều viển vông: nào là ước mơ, nào là khát vọng…

Tuy vậy, những người có thể tạo lập cuộc đời bằng bàn tay và khối óc của mình là những người có trong mình nền tảng đó - hoài bão lớn, khát vọng lớn, ý chí mạnh mẽ vượt lên chính mình.

Bản thân tôi cũng vậy. Có thể nói giấc mơ lớn lao, mục tiêu cao cả tôi ôm ấp từ khi còn trẻ chính là nguồn động lực khiến tôi được như ngày hôm nay.

Như tôi đã đề cập ở phần trước, ngay từ thời mới thành lập Công ty Kyocera, tôi đã nuôi chí lớn: “Phải làm sao để Kyocera trở thành công ty hàng đầu thế giới” và tôi thường xuyên nói điều đó với nhân viên công ty.

Thời đó, tuyên bố như vậy không có nghĩa là tôi đã có chiến lược cụ

thể hoặc kế hoạch tổng thể gì cả. Đó chỉ là giấc mơ, một giấc mơ không biết người biết ta của tôi thôi.

Tuy vậy, mỗi lần tụ họp hay tiệc tùng, tôi cứ lặp đi lặp lại với nhân viên về giấc mơ của mình. Thông qua những lần như vậy, suy nghĩ của tôi dần dần trở thành suy nghĩ của mọi nhân viên và thế rồi nó đã ra hoa kết quả.

Ước mơ dù xa vời nhưng nếu không ước mơ thì chẳng bao giờ điều mong muốn của chúng ta thành hiện thực. Ta chỉ có thể có trong tay những gì mà tâm ta khao khát mạnh mẽ muốn được như thế.

Để đạt được ước mơ thì phải không ngừng suy nghĩ về nó đến khi nó thấm sâu vào tiềm thức.

Khi chúng ta có thể nói ra thành lời những ước muốn thì cũng là lúc chúng ta bắt đầu hành động, và nhờ những hành động thực tế, chúng ta đã có thể biến những ước muốn thành hiện thực.

Hoài bão càng lớn thì quãng đường để đi càng xa. Tuy nhiên nếu ta có thể “thấy” rõ ràng sự vật được hoàn tất, nếu ta làm đi làm lại theo phương pháp mô phỏng quá trình đi tới kết quả, và hình dung được toàn bộ một cách chi tiết thì cùng với việc hiện rõ con đường dẫn đến thành công, chúng ta cũng có được vô số đáp án để tiến gần hơn mục tiêu.

Ngay cả khi chúng ta lững thững tản bộ trên đường, khi chúng ta nhấm nháp ly trà và chìm trong những suy tư mông lung, khi chúng ta trò chuyện với bạn bè thì ý tưởng, lời giải sẽ chợt đến một cách không thể ngờ từ những điều nhỏ nhặt, trong những hoàn cảnh chẳng đáng kể

chút nào mà người ngoài cuộc không hề để ý.

Cùng nhìn, cùng nghe một sự việc nhưng có người rút ra được những bài học quan trọng, có người thì chẳng nhận được gì. Điều gì dẫn đến sự

khác biệt ấy? Đó chính là ý thức hàng ngày ở mỗi người khác nhau. Người ta thường hay lấy ví dụ: Biết bao người đã từng nhìn thấy quả

táo rơi từ trên cây xuống nhưng chỉ có Newton nhận ra sự tồn tại của lực hấp dẫn mà thôi.

Đó là do Newton luôn ý thức vấn đề một cách mãnh liệt, thấm sâu vào mọi suy nghĩ hàng ngày. Và ở phần trước tôi đã nói về “lời thì thầm của vị thần” - cảm hứng sáng tạo - chỉ được ban cho những người luôn

ấp ủ hoài bão, không bao giờ từ bỏ khát vọng mãnh liệt trong giấc mơ

Chúng ta hãy ấp ủ hoài bão đến tận cuối cuộc đời, chúng ta hãy trở

thành con người có thể tạo nên tương lai xán lạn cho chính mình.

Sáng tạo và thành công sẽ không bao giờ đến với những người không có hoài bão. Ngay cả sự trưởng thành cá nhân mang tính người cũng không nốt. Bởi vì, nhân cách con người chỉ được mài giũa và trưởng thành thông qua hoài bão, suy nghĩ và tìm tòi, qua cả quá trình nỗ lực không biết mệt mỏi. Với ý nghĩa đó, tôi muốn nhấn mạnh với các bạn rằng, hoài bão và cách tư duy chính là đà bật nhảy của cuộc đời.

2

Một phần của tài liệu 5745-cach-song-tu-binh-thuong-tro-nen-phi-thuong-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 39 - 42)