Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời là được làm việc

Một phần của tài liệu 5745-cach-song-tu-binh-thuong-tro-nen-phi-thuong-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 79 - 80)

được làm việc

Từ đầu cuốn sách, tôi đề cập nhiều đến việc “mài giũa nhân cách, nâng cao tâm hồn”. Có một điều hết sức cần thiết và không thể thiếu để

thành công trong công việc và sống cuộc đời có ý nghĩa, đó là sự cần cù. Sự cần cù tôi nói ở đây là tính cách chăm chỉ trong mọi công việc,

nghiêm túc và quên mình. Thông qua sự cần cù, con người sẽ có được đời sống tinh thần phong phú và trở nên có nhân cách. Tôi cho rằng niềm vui thực sự mà con người có được chính là ở trong lao động. Nói đến đây chắc bạn sẽ phản đối: “Suốt cuộc đời chỉ biết có công việc thì thật vô vị, phải có sở thích và thú vui nữa chứ?”. Nhưng sở thích và thú vui chỉ thực sự được cảm nhận nếu chúng ta thỏa mãn với công việc. Nếu làm việc qua loa đại khái, dù có tìm được niềm vui trong thế giới riêng của mình thì cũng chỉ là nhất thời. Chắc chắn nó không thể là niềm vui trào lên từ sâu thẳm trong tâm hồn. Lẽ dĩ nhiên niềm vui

trong công việc không đơn giản như khi chúng ta cảm nhận được vị ngọt của viên kẹo trong miệng. Đúng như câu cách ngôn: “Lao động gồm có rễ đắng và trái ngọt”, chỉ khi lao động cực nhọc và vất vả mang lại thành quả, chúng ta mới cảm nhận được niềm vui. Niềm vui trong công việc có được khi ta vượt qua cảm giác vất vả và cực nhọc. Chính vì vậy niềm vui có được trong lao động khác hẳn với những niềm vui khác và những niềm vui thông thường không thể thay thế được.

Nếu không có được cảm giác mãn nguyện trong lao động sáng tạo hoặc trong công việc hàng ngày thì dù có tìm thấy niềm vui nào khác, chúng ta vẫn cảm thấy thiếu một thứ gì đó trong con người, vì đặc trưng của loài người, chủng loài homo faber, là tựu thành chính mình qua lao động.

Hơn nữa, thành quả có được do lao động quên mình trong công việc không chỉ mang đến niềm vui thành đạt mà nó chính là nền tảng để tôi luyện nhân cách của chúng ta.

Trong Thiền tông, các công việc hàng ngày như quét dọn chùa, chuẩn bị bữa ăn… được coi trọng ngang với việc hành thiền. Điều đó có nghĩa là giữa lao động hàng ngày và tọa thiền để rèn luyện tinh thần về

bản chất không có gì khác nhau. Lao động hàng ngày cũng là tu hành, làm việc cũng là con đường dẫn tới Ngộ. Ngộ là nâng cao tâm hồn để

chứng đạo. Giai đoạn cuối cùng và mức độ cao nhất của việc mài giũa nhân cách và tâm hồn là cảnh giới của Ngộ. Con đường dẫn đến Ngộ trong Phật giáo là “sáu phép sửa mình”.

Một phần của tài liệu 5745-cach-song-tu-binh-thuong-tro-nen-phi-thuong-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)