Người lãnh đạo

Một phần của tài liệu 5745-cach-song-tu-binh-thuong-tro-nen-phi-thuong-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 65 - 66)

Như tôi đã từng đề cập nhiều lần, “phương trình cuộc đời” do tôi nghĩ ra được thể hiện bằng phép tính nhân của ba thừa số: cách suy nghĩ, nhiệt tình, năng lực. Những người lãnh đạo đã mắc vào các vụ bê bối chắc chắn đều có năng lực hơn người. Họ có cả lòng nhiệt tình và đúng là họ cũng đã nỗ lực hơn người. Thế nhưng, do có vấn đềở “cách suy nghĩ” nên cả năng lực cũng như lòng nhiệt tình của họ đã không được phát huy theo hướng đúng đắn. Bởi vậy, không những họ phạm phải các hành vi sai lầm, làm tổn hại cho xã hội mà còn tự kết án mình.

Cách suy nghĩ mà tôi nói ở đây là tư thế sống ở đời, tức là tư duy triết học, hệ tư tưởng, quan niệm đạo đức… Nó chính là khái niệm “nhân cách” bao hàm tất cả những điểm trên. Đức tính khiêm tốn cũng là một trong những thành phần của nhân cách. Nếu nhân cách bị méo mó, nếu cái tâm không trong sáng, thì dù có năng lực và nhiệt tình đến mấy, trị

số âm của kết quả lại càng lớn. Hơn nữa, trong xã hội Nhật Bản hiện nay, tôi nghĩ rằng, ngoài yếu tố tư chất của người lãnh đạo thì cách lựa chọn người lãnh đạo tự bản thân nó đã có vấn đề. Tôi nói như vậy là bởi vì chúng ta cứ lặp đi lặp lại việc lựa chọn vị trí lãnh đạo cho một tổ chức chỉ căn cứ vào tài năng, năng lực mà coi nhẹ nhân cách. Chúng ta bố trí cán bộ dựa trên việc coi trọng bảng thành tích cá nhân hơn là nhân cách. Ví dụ tiêu biểu cho vấn đề này là những người đạt được thành tích tốt trong kỳ thi tuyển công chức sẽ được ưu tiên đặt vào các vị trí trọng yếu trong cơ quan nhà nước và được đưa vào chương trình bồi dưỡng cán bộ nguồn. Có lẽ tâm lý chạy theo tăng trưởng kinh tế bao trùm khắp Nhật Bản sau chiến tranh là bối cảnh của cách làm này. Xu hướng coi trọng năng lực - có thể trực tiếp dẫn tới thành quả - hơn coi trọng nhân cách - bị coi là vấn đề trừu tượng - đã lấn át trong quá trình lựa chọn, đánh giá cán bộ. Chẳng hạn trong các kỳ bầu cử, xu hướng lựa chọn những nhà chính trị mang đến lợi ích cho địa phương nơi mình xuất thân vẫn rất mạnh. Cách làm ấy đã dẫn tới việc lựa chọn những người “nhiều tài thiếu đức” vào các vị trí lãnh đạo. Trong xu hướng chạy theo tăng trưởng kinh tế hiện tại, chúng ta cũng khó có thể gột rửa trạng thái tinh thần như vậy.

Trong những thời đại trước, người Nhật từng có tập quán tôn vinh những người có “suy nghĩ lớn lao” cho dù phải mất thời gian để họ biến những suy nghĩ đó thành hiện thực. Nhà chính trị Saigo Takamori mà chúng ta hằng kính phục đã nói: “Đặt vào vị trí cao những người có đức cao, ban vật chất cho kẻ có nhiều tài” tức là đối với người chỉ có tài thì trả thù lao lớn là được, còn đối với những người có đức cao thì hãy đặt

họ vào địa vị xứng đáng. Có thể nói, lời khuyên cách đây hơn một trăm năm của Saigo Takamori vẫn đúng với hôm nay. Có lẽ chính trong thời đại mà luân thường đạo lý bị băng hoại thì chúng ta càng phải ghi nhớ

câu nói này. Đối với những người ở vị trí lãnh đạo, phải đòi hỏi nhiều nhân cách hơn là tài năng. Đối với những người có tài, đừng để họ bị

chìm đắm trong cái tài đó. Tức là phải làm sao cho những người có năng lực hơn người khác sẽ không đi vào con đường tội lỗi. Đó là việc định hướng tôn vinh đạo đức và nhân cách. Nói đến đạo đức ở đây có lẽ

không ít người cảm thấy xa lạ, xưa cũ. Nhưng việc rèn giũa tâm hồn, tôi luyện nhân cách thì không có chuyện cũ hay mới. Một nhà tư tưởng thời Minh ở Trung Quốc là Ngô Tân Lỗ trong tác phẩm Thân ngâm ngữ đã giải thích một cách rõ ràng những điều này, như tôi đã nói ở trên: “Tư

chất của con người thì thứ nhất là “thâm trầm hậu trọng”, thứ hai là “lỗi lạc hào hùng” và thứ ba là “thông minh tài biện”. Thứ tự của ba tư chất này có nghĩa là nhân cách, dũng khí và năng lực. Người có vị trí cao hơn người khác thì phải hội đủ cả ba tư chất với thứ tựưu tiên số một là nhân cách, số hai là dũng khí, số ba mới tới năng lực.

Một phần của tài liệu 5745-cach-song-tu-binh-thuong-tro-nen-phi-thuong-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)