Bây giờ là lúc phải chuyển sang giáo dục nhân cách trên nền tảng đạo đức

Một phần của tài liệu 5745-cach-song-tu-binh-thuong-tro-nen-phi-thuong-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 98 - 100)

nhân cách trên nền tảng đạo đức

Vì sao chúng ta đánh mất những nguyên tắc đạo đức căn bản? Vì sao chúng ta lãng quên lòng vị tha, lãng quên tinh thần mình vì mọi người? Câu trả lời thật dễ dàng. Vì người lớn đã không dạy những điều đó cho con trẻ.

Đã 60 năm kể từ khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, đa số

những người Nhật Bản hiện đang sống đều không được dạy về những nguyên tắc đạo đức căn bản. Tôi biết rõ điều này vì tôi thuộc thế hệ được giáo dục trước Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Sau chiến tranh, người ta hiểu một cách tuỳ tiện, suy diễn quá đà về

lòng tự tôn và tính tự chủ, người ta chỉ dạy về tự do còn về bổn phận và nghĩa vụ của con người thì hầu như không dạy. Có thể nói, chúng ta đã làm rất qua loa đại khái việc dạy trẻ em học các quy tắc tối thiểu nhất, cần thiết nhất để sống trong cộng đồng, trong xã hội, những đạo lý

đương nhiên phải có ở con người.

Từ xa xưa, hai tôn giáo lớn của nhân loại là Phật giáo và Thiên Chúa giáo đã dạy con người triết lý nhân ái làm kim chỉ nam cho cuộc sống. Những lời răn dạy của các tôn giáo đã từng trở thành đạo đức, quy tắc

ứng xử trong cuộc sống của con người.

Ngay cả những quan niệm do tín ngưỡng dân gian mang lại - người nào dù có lén lút làm điều xấu thì Thần Phật cũng thấy và người đó sẽ

phải hứng chịu hậu quả, ngược lại, Thần Phật cũng không làm ngơ đối với những người làm điều nhân đức, dẫu điều nhân đức đó người khác không hề hay biết - cũng khiến người ta phải suy nghĩ về “điều gì là đúng với đạo làm người”.

Thế nhưng, Nhật Bản hiện nay do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật nên đã xem nhẹ, thậm chí coi thường vai trò của tôn giáo, đồng thời bỏ quên cả đạo đức, luân lý, triết học, nhân sinh quan - những điều cơ bản thể hiện hình ảnh cao đẹp vốn có của con người.

Nhà triết học Nhật Bản Umehara Takeshi từng nói: “Ở đâu thiếu vắng đạo đức thì ở đó thiếu vắng tôn giáo, ở đâu đạo đức xuống cấp thì ở

đó tôn giáo đã bị tha hoá”. Suy nghĩ của tôi cũng như vậy.

Đặc biệt là trong xã hội Nhật Bản sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, từ chỗ muốn xoá bỏ việc hạn chế tự do tư tưởng mà hạt nhân là “thần đạo - tôn giáo quốc gia” tồn tại từ trước chiến tranh, người ta lại có xu hướng loại bỏ luôn cả việc học luân lý, đạo đức trong nhà trường và cuộc sống hàng ngày.

Gần đây, Bộ Giáo dục Nhật Bản đề xướng “Chương trình giáo dục tổng hợp”. Tôi cũng không thấy trong đó chương trình giáo dục nhân cách dựa trên nền tảng đạo đức. Chương trình của Bộ Giáo dục quá thiên về “giáo dục cá tính” mà xem nhẹ việc dạy các quy tắc đạo đức tối thiểu phải có đối với mỗi người. Ngay cảở các lớp mẫu giáo, nhà trẻ, người ta cũng giương cao khẩu hiệu “Tự do trong giáo dục” mà không cần để ý xem con trẻ thiếu thốn về đời sống tinh thần ra sao. Nếu vậy, cho đến khi trưởng thành, trở thành người lớn, chúng sẽ không có cơ

hội để học các quy tắc ứng xử tối thiểu trong cuộc sống.

Tôi cho rằng, cùng với việc rèn luyện thể chất và trí não, nhà trường phải tạo cơ hội để trẻ em học và suy nghĩ về lẽ sống của con người ngay từ khi chúng còn ở độ tuổi thiếu niên.

Không những thế, giáo dục nhà trường còn phải có vai trò hướng dẫn các em có cách nhìn nhận đúng đắn về các ngành nghề trong xã hội.

và không học được; ưu ái các em học được dẫn đến quan niệm lệch lạc trong giới trẻ, coi khinh lao động chân tay. Người ta chỉ coi trọng kết quả học tập sách vở. Học giỏi sẽ trở thành quan chức nhà nước, sẽ được vào làm việc ở các công ty lớn. Trong khi đó, người ta lại bỏ rơi các em có khả năng hòa đồng với mọi người.

Để điều chỉnh tình trạng này, tôi cho rằng cần phải đưa chương trình hướng nghiệp vào dạy trẻ em từ bậc tiểu học. Trên khắp thế giới, những nền văn minh được hình thành là nhờ biết bao con người làm việc quên mình trong các lĩnh vực khác nhau và trong xã hội có vô vàn ngành nghề để các em sau này lựa chọn phù hợp với khả năng của mình. Từ

đó, nhà trường sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu về các ngành nghề khác nhau và những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống… Tức là những giờ

giảng tri thức ứng dụng phải được đưa vào chương trình giáo dục hướng nghiệp.

Tôi đã nói về những người thợ mộc tài giỏi tham gia vào quá trình xây dựng và trùng tu đền đài miếu mạo. Và không chỉ riêng họ, dù làm bất cứ nghề gì, một khi đã đam mê công việc thì cũng đồng nghĩa với việc rèn luyện kỹ năng, tu dưỡng tính tình, nâng cao nhân cách. Giáo dục về ý nghĩa của lao động, về cách nhìn nhận đúng đắn những ngành nghề trong xã hội chính là đóng góp to lớn của ngành giáo dục đối với việc xây dựng nền tảng đạo đức cho các thế hệ tương lai.

Một phần của tài liệu 5745-cach-song-tu-binh-thuong-tro-nen-phi-thuong-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)