Gọt giũa tâm hồn bằng trí tuệ và lương tâm hơn là muốn đạt tới cảnh giới ngộ

Một phần của tài liệu 5745-cach-song-tu-binh-thuong-tro-nen-phi-thuong-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 117 - 119)

tâm hơn là muốn đạt tới cảnh giới ngộ

Nói đến linh hồn thì có lẽ không ít người phản đối. Nhưng chúng ta vẫn thường được nghe những câu chuyện kể về sự tồn tại của linh hồn hoặc chính bản thân chúng ta đã từng trải nghiệm. Điều được gọi là “trải nghiệm chết lâm sàng” có lẽ là một trong số đó. Đó là câu chuyện về

những người “đã một lần chết” vì tai nạn hay bệnh tật nhưng đã sống lại sau khi cảm thấy cơ thể nhẹ bỗng bay lên trần nhà và từ trên cao nhìn thấy các bác sỹ đang loay hoay với xác chết là mình. Hoặc nhìn thấy

một thế giới kỳ bí xuất hiện trước mắt. Trong số người quen của tôi cũng có người đã từng chết lâm sàng.

Người đó ngã xuống vào lúc nửa đêm do bệnh tim phát tác và được đưa vào bệnh viện. Mặc dù tim đã ngừng đập nhưng nhờ sự cứu chữa tận tâm của các bác sỹ nên đã sống lại. Nghe nói là trong lúc được các bác sỹ cứu chữa, người đó thấy mình đi dạo trên một cánh đồng hoa ở

một nơi nào đó. Và không hiểu sao anh ta lại thấy tôi lại xuất hiện đi ngược chiều với anh ta. Nhìn thấy người đó tôi hỏi “Anh đang làm gì thế?”. Trong khoảnh khắc đó, đột nhiên anh ta nhận ra tôi và sống lại trên giường bệnh.

Sau khi được nghe trải nghiệm như vậy từ người bạn, tôi có dịp suy nghĩ: “Thân xác và linh hồn là hai thứ tách biệt”. Người đó kể rằng phong cảnh mà anh ta nhìn thấy ở ranh giới của sự sống và cái chết thật sự là một thế giới có thật. Mặc dù thân xác đã chết vậy mà anh ta vẫn nhớ mình đang ở trong “một thế giới khác”, và cảm nhận được phong cảnh của nó. Qua câu chuyện tôi hiểu là sau khi lìa khỏi thân xác, linh hồn tồn tại ở một chỗ khác. Linh hồn sẽ luân hồi chuyển kiếp. Khi chúng ta sinh ra trên cõi đời này đã mang theo “Nghiệp” được tạo thành từ kiếp trước và chúng ta chồng tiếp lên đó Nghiệp của kiếp này rồi đến dần với cái chết.

Linh hồn ẩn giấu “Chân ngã” gắn liền với Phật tính vô cùng đẹp đẽ

và trong sáng. Nếu “Chân ngã” đó được hiển lộ thì con người sẽ có một trái tim đẹp, những suy nghĩ thiện và chỉ làm việc thiện. Nhưng linh hồn chúng ta hàm chứa Nghiệp và bản năng đầy dục vọng đã bao phủ, tạo nên bức tường ngăn cản “Chân ngã” hiển lộ. Có thể nói việc tập thiền, cũng không ngoài mục đích là mài giũa con người. Đó là quá trình mài từ ngoài vào trong giống như quá trình mài ống kính. Trước tiên là mài đi lớp lý tính ngoài cùng, chạm đến lớp tính cách, tiếp tục mài bỏ lớp tính cách đó, chạm đến lớp bản năng, lại mài bỏ lớp bản năng đó đi cho đến cuối cùng “Chân ngã” hiển lộ. Việc tu hành cũng là việc mài giũa để chạm tới “Chân ngã”. Tức là đạt tới Ngộ.

Nếu chạm được tới “Chân ngã” thì chắc chắn chúng ta sẽ hiểu được mọi chân lý và có được trí huệ của Phật. Người đạt tới cảnh giới đó sẽ

không còn bị bản năng hay dục vọng chi phối và sẽ sống cuộc đời “vì loài người, vì thế gian”.

Tuy nhiên, như tôi đã nói từ trước, con người tầm thường không thể

đạt tới cảnh giới Ngộ. Đối với phàm phu tục tử, việc mài giũa nhân cách để hiển lộ “Chân ngã” là việc hầu như không thể.

và lương tâm để kiềm chế dục vọng, bản năng và nỗ lực làm chủ con người mình.

Tuân theo trí tuệ và lương tâm phát sinh từ “Chân ngã”, con người sẽ

thâu nạp được các quan niệm đạo đức, luân lý và tạo thiện nghiệp. Nói cách khác, con người sẽ khắc sâu trong tim cách nghĩ “vì loài người vì thế gian”, cách sống “Biết đủ”, không để dục vọng thao túng.

Việc kiềm chế dục vọng và bản năng bằng lương tâm và trí tuệ như

vậy cộng với việc ngày ngày tích lũy “Kinh nghiệm thiện” sẽ dẫn tới việc mài giũa nhân cách và làm cho bản thân mình tiến gần hơn tới cảnh giới Ngộ. Làm được như vậy, con người sẽ chuyển Nghiệp, tạo Nghiệp thiện, trừ Nghiệp ác không chỉ trong kiếp này mà còn được kế thừa tới tận kiếp sau nữa.

Một phần của tài liệu 5745-cach-song-tu-binh-thuong-tro-nen-phi-thuong-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 117 - 119)