phương hướng cuộc đời
Những kinh nghiệm tôi học được từ quá trình tham gia trực tiếp vào việc điều hành trở thành những nguyên lý, nguyên tắc chân phương phải gìn giữ, điều nào cũng bình dị và được diễn đạt bằng ngôn ngữ dễ
hiểu. Tôi cho rằng những gì bình dị, đơn giản đều có chung một điểm cơ
Ở đây tôi xin được giới thiệu một chút về triết lý đó.
Điều đầu tiên tôi muốn nêu ra là “phương trình cuộc đời”. Đó là quy luật được biểu thị bằng đẳng thức mà tôi đã nói ở phần mở đầu. “Cuộc đời và thành quả công việc = Tư duy x Nhiệt huyết x Năng lực”.
Dữ kiện quan trọng nhất trong phương trình này chính là “cách tư
duy”.
Tôi muốn lặp lại lần nữa rằng “phương trình cuộc đời” này tôi đã tìm ra sau bao trăn trở suy nghĩ - để có ích cho xã hội, có ích cho con người thì phải làm sao trong khi năng lực của tôi cũng bình thường như những người khác, lại đang làm công việc khó khăn hơn người khác. Và từ đó trở đi, phương trình này trở thành nền tảng cho cách tư duy của tôi trong suốt quá trình sống và làm việc.
Điểm mấu chốt nằm ở tích số của phép nhân.
Giả dụ: Một người có năng lực 90 điểm về mặt đầu óc. Tiếc rằng
người này có tính kiêu ngạo, không chịu nỗ lực. Tạm cho rằng nhiệt tình của anh ta là 30 điểm. Tích số sẽ là: 90 điểm năng lực x 30 điểm nhiệt tình = 2700 điểm.
Ngược lại có người chỉ có năng lực bình thường, tạm tính là 60 điểm. Tự bản thân anh ta cũng xác định “mình chẳng có tài cán gì”, bù lại đã nỗ lực quên mình, làm việc với nhiệt tình cao độ. Điểm nhiệt tình của anh ta hơn 90 điểm. Kết quả sẽ thế nào?
Tích số sẽ là: 60 điểm năng lực x 90 điểm nhiệt tình = 5400 điểm. Với cách tính như vậy, người sau làm được một khối lượng công việc gấp đôi người chỉ có năng lực nhưng thiếu nhiệt tình.
Ngoài ra, tôi còn thêm điểm về cách tư duy. Cách tư duy được coi là quan trọng nhất vì nó thể hiện rõ phương cách sống. Trong cách tư duy, có cách tư duy tốt và cách tư duy xấu. Nếu như có người có cách sống phát huy được năng lực và lòng nhiệt tình, hướng đến những điều tích cực thì cũng có người có cách sống sử dụng năng lực và lòng nhiệt tình hướng về những điều tiêu cực.
Theo lẽ đó, riêng ở yếu tố “cách tư duy” sẽ có điểm âm (-). Cho dù điểm nhiệt tình và điểm năng lực cao gấp mấy, nhưng điểm về cách tư
duy âm (-) thì đáp số của phép tính (kết quả cuộc đời, công việc) cũng thành âm.
Những người được trời ban cho năng lực hiếm có, lại mang hết nhiệt tình bắt tay vào những “công việc” như lừa đảo, trộm cướp thì chắc chắn sẽ không thể có kết quả tốt, bởi cách tư duy của họ mang tính tiêu cực.
Vì phương trình cuộc đời được biểu thị bằng phép nhân nên việc đầu tiên là cách tư duy phải được phát huy vào hướng tích cực (dương). Nếu không thì dù có năng lực tuyệt vời đến mấy, có lòng nhiệt tình cao đến mấy cũng chẳng khác nào “có tài mà vô dụng”, hơn nữa, có thể sẽ làm hại cho xã hội.
Tôi xin được trích dẫn lời của Fukuzawa Yukichi mà tôi nghĩ rằng nó minh chứng cho tính đúng đắn của phương trình cuộc đời của tôi.
Tư duy sâu sắc như triết gia.
Tấm lòng thanh khiết như võ sĩ đạo. Tài năng khiêm cung như người thường. Sức khoẻ cường tráng như nhà nông.
Có 4 yếu tố trên thì có thể coi là người có ích cho xã hội.
Nói cách khác, tư duy sâu sắc và tấm lòng thanh khiết theo cách nói của Fukuzawa Yukichi tương đương với cách tư duy trong phương trình cuộc đời của tôi.
Sáng tạo kịch bản cuộc đời mình ra sao?“Sống nghiêm túc mỗi ngày”. Điều tưởng như bình thường đó lại là