Tính hợp lý và chính đáng quan trọng hơn tập quán, lẽ thường trong việc giao

Một phần của tài liệu 5745-cach-song-tu-binh-thuong-tro-nen-phi-thuong-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 60 - 63)

hơn tập quán, lẽ thường trong việc giao thương với nước ngoài

Tôi đã trình bày về tầm quan trọng của ý tưởng và hành động dựa trên nguyên lý, nguyên tắc trong mọi tình huống của đời sống. Điều này cũng hữu hiệu ngay cả khi bạn giao thiệp với người nước ngoài hay thương lượng với các công ty nước ngoài. Bởi vì hầu hết những đối tác của bạn đều có những quan niệm vững vàng trong cuộc sống và công việc cho nên có thể đối chiếu so sánh các nguyên lý, nguyên tắc của nhau và thảo luận với nhau.

Từ khi Kyocera còn là một công ty nhỏ và chưa có tiếng tăm, tôi đã tích cực chủ động tiếp xúc với các công ty nước ngoài để mời chào họ sử

dụng sản phẩm của Kyocera. Vào thời đó, ở Nhật Bản, phần lớn các công ty đều du nhập khoa học kỹ thuật từ nước ngoài, đặc biệt là kỹ thuật của

Mỹ. Vì thế tôi suy nghĩ, nếu sản phẩm của Kyocera được các nhà sản xuất Mỹ chấp nhận sử dụng thì các sản phẩm đó, chẳng khác nào “con thuyền thuận gió”, sẽ bán được cho các công ty trong nước.

Bản thân tôi, tuy không nói được tiếng Anh nhưng vẫn “vô tư” sang Mỹ trực tiếp đàm phán với các đối tác Mỹ. Khi sang Mỹ lần đầu, tôi thu xếp đến thăm một người bạn thân sống ở một chung cư. Tôi nhớ lại là lúc đó tôi đã được bạn tôi hướng dẫn sử dụng nhà vệ sinh kiểu phương Tây mà Nhật Bản khi ấy hầu như chưa có.

Đây là thời kỳ mà kinh nghiệm làm việc tại Âu - Mỹ là vô cùng hiếm hoi đối với người Nhật Bản. Lúc đó, tỷ giá giữa đồng USD và đồng Yen là 1 USD/360 Yen. Nhưng suốt cả một tháng trời tại Mỹ, dù đã lần lượt gõ cửa chào hàng nhiều công ty có thể sử dụng sản phẩm của mình, tôi cũng chỉ nhận được những cái lắc đầu, thậm chí “không tiếp” chứ đừng nói gì chuyện thương thảo. Nơi đất khách quê người, không quen phong tục tập quán, mỗi khi nhận được câu trả lời từ chối, cảm giác mệt mỏi, rã rời, “dã tràng xe cát” lại tràn ngập trong tôi. Đến tận bây giờ, nỗi nhọc nhằn, cay đắng khi đó vẫn còn rõ mồn một trong ký ức tôi.

Tuy vậy, với quyết tâm kiên trì, không nản lòng trước khó khăn, công việc bước đầu cũng thu được kết quả và kết quảấy ngày một tăng dần.

Điều tôi để ý thấy là trong quá trình thương lượng ở nước ngoài và nhất là ở Mỹ, người ta thường dùng từ “reasonable” (hợp lý, chính đáng) khi bàn bạc, quyết định về sự việc. Ngoài ra, nguyên lý & nguyên tắc và quan niệm về giá trị của bản thân họ cũng là tiêu chuẩn, thước đo tính hợp lý, tính chính đáng khi ra quyết định, chứ họ không quyết định dựa theo lẽ thường hay tập quán xã hội.

Tức là họ đã xác lập quan niệm giá trị, chuẩn mực rõ ràng và theo thời gian, những điều đó đã ghi sâu trong tâm thức. Điều này đối với tôi là trải nghiệm vô cùng hấp dẫn và mới mẻ.

Ở đây, có lẽ là sự khác biệt về văn hoá giữa Nhật và Mỹ. Ví dụ rõ ràng nhất về sự khác biệt đó là hệ thống luật pháp: Luật pháp Nhật Bản, về cơ

bản là dựa vào văn bản luật (luật thành văn) theo hình mẫu luật pháp của Đức. Tức là dựa trên các điều khoản trong văn bản luật để đưa ra các phán quyết. Nhược điểm của luật pháp Nhật Bản là dễ bị giáo điều.

Trong khi đó ở Mỹ lại theo luật phán dụ, nghĩa là không tuyệt đối dựa vào văn bản luật mà tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, đối chiếu với các quy định và dựa trên lương tri để xem xét tính chính đáng, tính hợp lý rồi đưa ra phán quyết.

Ở các nước có nền văn hoá như vậy thì phương pháp tư duy dựa trên nguyên lý & nguyên tắc minh bạch như tôi thường làm, vừa dễ thích ứng vừa có hiệu quả. Tức là, trước các vấn đề, ý kiến mà tôi trình bày, nếu họ

gật đầu “điều này nghe có lý” thì không phụ thuộc vào việc công ty đối tác lớn hay nhỏ hoặc có tiền lệ hay chưa, họ có thể quyết ngay lập tức. Nhờ thế mà việc giao dịch diễn ra rất suôn sẻ.

Quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra và Nhật Bản phải tồn tại trong cộng đồng quốc tế. Chúng ta phải giao thiệp với người nước ngoài không chỉ trong công việc mà trong cả cuộc sống thường nhật nữa.

Có những lúc chúng ta phải tranh cãi với họ nhưng không vì vậy mà chúng ta phải e ngại hay tìm cách lấy lòng họ. Ngược lại, chúng ta nên đường hoàng trình bày quan điểm của mình sau khi đã đối chiếu với đạo lý căn bản và thấy quan điểm đó là đúng. Nếu chúng ta làm được như vậy thì chắc chắn người Âu - Mỹ, vốn sống trong “nền văn hoá logic”, sẽ hiểu và tôn trọng quan điểm của chúng ta.

Trước khi đưa ra quyết định, hãy đặt tay lên ngực và tự hỏi “Mình đã làm đúng với đạo làm người chưa?”. Vì sao như vậy? Vì đạo làm người là nguyên lý phổ quát, vượt khỏi biên giới quốc gia cũng như khác biệt dân tộc, cho dù đôi khi có xung đột mang tính văn hoá chăng nữa thì trong tâm khảm chắc chắn người khác cũng thấu hiểu và đồng ý với chúng ta.

Trong bản báo cáo nội bộ, một người Mỹ - quản lý công ty khu vực Bắc Mỹ thuộc tập đoàn Kyocera - viết: “Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có nền văn hoá khác nhau. Nhưng các nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh hay trong cuộc sống đều giống nhau. Ví dụ, nỗ lực để đạt kết quả

trong công việc, hay suy nghĩ muốn làm việc thiện cho đời, tất cả những điều đó đều là chân lý phổ biến dù có sự khác biệt về văn hoá hay tôn giáo như thế nào đi chăng nữa”.

Điều anh ta viết trong bản báo cáo đã nói thay cho điều tôi muốn nói

ở đây. Nói cách khác, ở xứ sở nào cũng có những triết lý, quan niệm mang tính phổ biến làm tiêu chuẩn trong đời sống và cả trong công việc kinh doanh. Triết lý, quan niệm càng mang tính phổ biến sẽ càng có hiệu quả. Và để có được tính phổ biến thì nó phải dựa trên nền tảng đạo đức, nền tảng luân lý “đúng với đạo làm người”. Không có đường biên giới trong vấn đề này. Nguyên lý & nguyên tắc của đạo làm người vượt lên trên các quốc gia, vượt qua các thời đại quá khứ và hiện tại, và là sở

3

Một phần của tài liệu 5745-cach-song-tu-binh-thuong-tro-nen-phi-thuong-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 60 - 63)