qúy
Đối với tôi, việc xuống tóc và tu hành sau đó là hoàn toàn nghiêm túc và là một trải nghiệm sâu sắc. Thông qua việc đi hành khất nhận bố
thí, tôi có thể tiếp xúc sâu hơn với lời dạy từ bi của Đức Phật. Sau khi xuất gia, nếu như tôi đã thấy một thế giới mới thì cũng có cả suy nghĩ: “Trước kia mình đã nỗ lực thế nào thì nay cũng vẫn tiếp tục nỗ lực như
thế”. Tôi được biết một câu trong Thiền: “Trước khi Ngộ đã bổ củi, gánh nước. Sau khi Ngộ cũng vẫn bổ củi, gánh nước”. Ngay cả sau khi đã quy y cửa Phật, tôi vẫn ở trong cuộc sống thấm đẫm bụi bặm thế gian. Tuy nhiên, tôi cảm nhận được rằng bên trong con người tôi có một cái gì đó thay đổi.
Ví dụ, nhờ tu hành tôi mới có cơ hội nhận thấy sự chưa chín muồi của tâm hồn mình. Vậy mà, với vai trò người đứng đầu công ty, tôi đã từng chỉ đạo cấp dưới huấn thị họ những lời to tát, viết thành sách, thuyết giảng những điều cứ như mình đã hiểu thấu đáo. Nhưng tôi đã được chỉ cho thấy những điều chưa ổn, chưa thấu suốt lẩn khuất trong con người mình như thế nào và tôi đã tỉnh ngộ.
Tôi cũng đã có dịp khắc sâu trong tâm hình ảnh những con người vô danh nhưng thực sự tuyệt vời. Đó là những tâm hồn cao cả thực sự. Những người như thế thật cao quý làm sao. Họ có một trí tuệ sâu sắc, giàu lòng cảm thông sâu sắc hơn vô số những người đạt được thành công, có tài sản và danh tiếng.
Còn một điều nữa, đó là dù có cố gắng tu hành bao nhiêu thì những phàm phu tục tử chúng ta xem ra không thể đạt tới cảnh giới của Ngộ. Việc những kẻ tầm thường đạt tới cảnh giới của Ngộ là điều không tưởng. Tôi đã cảm nhận sâu sắc điều này.
Trong lễ xuống tóc, sư thầy hỏi liệu tôi có chắc chắn tuân thủ giới luật không. Tôi đã trả lời là tuân thủ và được chấp nhận cho thụ giới. Tôi đã trì giới và được nhận vào làm lễ quy y. Tuy vậy tôi nghĩ rằng mình khó có thể hoàn toàn tuân thủ.
Cho dù đã có nỗ lực trì giới, cho dù luôn tinh tiến, cho dù có ngồi thiền hàng vài trăm giờ đi chăng nữa thì cuối cùng tôi cũng không đạt tới cảnh giới của Ngộ. Những người mà ý chí mềm yếu và không thể rũ bỏ hoàn toàn nỗi phiền muộn như tôi thì có nỗ lực làm việc thiện để mài giũa tâm hồn bao nhiêu đi nữa cũng không thể hoàn toàn loại trừ tư
thế nào đi nữa thì cũng không thể tránh khỏi có lúc phá giới. Con người, trong đó có tôi, là một tồn tại không hoàn hảo.
Tuy nhiên, tôi cũng hiểu rõ rằng, việc cố gắng nỗ lực để đạt tới cảnh giới của Ngộ tự bản thân nó cũng là điều đáng quý cho dù cuối cùng không thành công.
Trong thực tế cuộc sống cho dù không thể tuân thủ hoàn toàn giới luật nhưng điều quan trọng là tâm ý tuân thủ, tâm ý tự tỉnh ngộ, tự răn đe bản thân một cách nghiêm túc về khả năng đã không thể giữ đúng giới luật. Chính việc suy nghĩ được như vậy mới là điều quan trọng và việc ngày ngày sống với tâm thế đó cho dù không đạt tới cảnh giới của Ngộ thì cũng giúp việc mài giũa tâm trí. Tôi tin vào điều này sau khi xuống tóc đi tu.
Thần, Phật hay ý chí của vũ trụ luôn ưu ái những người đang nỗ lực để vươn lên. Hãy tự xem xét lại những khiếm khuyết trong khả năng của mình: Làm chưa được và lại tiếp tục nỗ lực không ngừng. Thần, Phật sẽ
giúp những người như thế.
Liệu tâm trí có thể được mài giũa nếu chỉ bằng nỗ lực không ngừng nghỉ? Tôi cho rằng “được”. Nói cách khác, chính ý chí muốn mài giũa nhân cách, nâng cao tâm hồn và quá trình thực hiện việc đó mới đáng quý. Bởi vì đó là hành vi phù hợp với trí tuệ và lòng từ bi của Đức Phật, phù hợp với ý chí vũ trụ.
Tôi nghĩ rằng tâm linh con người có cấu trúc đa tầng hình thành bởi các vòng tròn đồng tâm. Tức là nó có cấu tạo nhiều lớp theo thứ tự từ
ngoài vào trong như sau:
1. Lý tính – tri thức lý luận bẩm sinh.
2. Tính cách – sự chi phối của các giác quan và cảm xúc… 3. Bản năng – động lực duy trì thể trạng
4. Linh hồn – nghiệp và kinh nghiệm đã tập hợp được ở kiếp này 5. “Chân ngã” - tạo thành “lõi” của thực thể, được định hướng theo
hướng chân – thiện – mỹ.
Ở kiếp này khi chúng ta chào đời thì đã có sẵn ba lớp: Chính giữa là “chân ngã”, bao quanh “chân ngã” là “linh hồn” và bên ngoài “linh hồn” là bản năng.
Theo thời gian con người hình thành tính cách bao phủ bản năng và chuẩn bị hình thành lý tính. Điều này có nghĩa là trong quá trình sinh ra và trưởng thành, con người dần dần tạo thành nhiều lớp bao bọc lấy lõi “chân ngã”. Ngược lại, khi con người lớn tuổi già đi thì các lớp ngoài
“bong” dần ra. Giả dụ quá trình mất trí nhớ thì đầu tiên là lớp lý tính bị
suy yếu - con người bị suy yếu về tư duy, tri thức và lý luận dẫn đến làm lộ ra lớp tính cách, lớp tính cách này sẽ làm cho người già có hành động giống như trẻ em. Theo thời gian, mọi tính cách cũng bị mài mòn đi và lớp bản năng hiện ra. Cuối cùng lớp bản năng “sức sống” cũng mất dần và khiến con người tiến dần đến cái chết.
Ở đây có hai lớp quan trọng nhất là “chân ngã” và “linh hồn”. Chúng khác nhau như thế nào? “Chân ngã” là phần cốt lõi theo đúng nghĩa đen, là phần thực thể đồng nhất với vũ trụ “chân như”. Theo cách nói của Phật giáo thì khi chạm đến chân ngã là mở ra con mắt “trí huệ, mở
ra cảnh giới của Ngộ, con người có thể thấu suốt mọi chân lý của vũ trụ. Cũng có thể coi đây là biểu hiện ý chí vũ trụ. Theo Phật giáo thì Phật tính có trong tất cả mọi vật: “núi, sông, cây cỏ, tất cả đều mang Phật tính” và “chân ngã” chính là Phật tính đó. “Chân ngã” cũng có nghĩa là bản chất của mọi sự vật, là chân lý của đời sống. “Chân ngã” hiện hữu trong tâm hồn con người.
“Chân ngã” là Phật tính nên tràn đầy tình thương yêu, trung thực, hài hòa hay nói cách khác nó bao gồm cả chân - thiện - mỹ. Con người là một thực thể luôn khao khát “chân - thiện - mỹ” bởi vì nằm chính giữa tâm hồn là “chân ngã” vốn đã hàm chứa “chân - thiện - mỹ”.