“Triết lý sống” cột mốc chỉ đường khi lạc lố

Một phần của tài liệu 5745-cach-song-tu-binh-thuong-tro-nen-phi-thuong-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 43 - 45)

lạc lối

Nguyên lý, nguyên tắc chân phương đưa ta đến cách sống đúng với đạo làm người – gọi đó là triết lý sống cũng được.

Nó là triết học nhưng nó không phải là thứ học vấn sách vở với những giáo điều khó hiểu mà nó là “triết lý sống” được đúc kết trong cuộc đời từ kinh nghiệm thực tế.

Vì sao phải xác lập triết lý sống như vậy? Khi chúng ta phân vân lưỡng lự, dằn vặt khổ tâm, vất vả cực nhọc thì nó sẽ là tiêu chuẩn phán đoán giúp chúng ta nên chọn con đường nào, nên hành động ra sao cho phù hợp.

buộc phải đưa ra những phán đoán, quyết định. Trong công việc cũng như trong đời sống gia đình, chúng ta phải lựa chọn và quyết đoán hết việc này đến việc khác trong nhiều tình huống, hoàn cảnh khác nhau. Có thể nói cuộc sống chính là quá trình tích tụ những suy nghĩ, phán đoán. Thực tiễn là một chuỗi liên hoàn các quyết định của con người. Nói cách khác, cuộc đời hiện tại của chúng ta chính là kết quả của các quyết định mà chúng ta lựa chọn. Tương lai là do sự lựa chọn của chúng ta từ bây giờ. Vấn đề là chúng ta có hay không có những nguyên lý, nguyên tắc làm nền tảng cho những quyết định và lựa chọn đó. Chính nguyên lý, nguyên tắc sẽ làm thay đổi hẳn cách thức sống và hành động của chúng ta.

Lựa chọn mà thiếu kim chỉ nam chẳng khác nào người đi biển không có hải đồ, hành động không dựa vào nền tảng triết lý chẳng khác nào dò dẫm trên con đường tối tăm không có ánh sáng. Nếu bạn cảm thấy triết lý hay triết học là khó hiểu thì có thể thay đổi cách gọi. Ví dụ như nhân sinh quan, quan điểm đạo đức hoặc lối sống, cách nào cũng được. Tất cả

chỉ là nền tảng tinh thần có tác dụng đưa bạn trở lại điểm xuất phát khi lạc lối lầm đường.

Công ty KDDI hiện nay được thành lập bởi liên doanh gồm 3 bên: DDI do tôi sáng lập, KDD - công ty điện tín điện thoại hàng đầu quốc tế

- và IDO - một công ty con của tập đoàn Toyota. Nó ra đời vào mùa thu năm 2000.

Công ty viễn thông mới, có thể đối chọi với tập đoàn NTT của nhà nước, ra đời dựa trên sự hợp nhất lớn lao này.

Thời đó, trong lĩnh vực điện thoại di động, hai công ty DDI và IDO vận hành theo cùng một phương thức, và kinh doanh riêng rẽ trên thị

trường toàn Nhật Bản. Như thế thì không thể cạnh tranh nổi với NTT Docomo. Trên thực tế, nguyên lý cạnh tranh không tồn tại. NTT

Docomo độc quyền kinh doanh. Khách hàng không được hưởng lợi từ

việc nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm giá cước.

Vì vậy, tôi đã chủ động đề nghị liên doanh. Nhưng vào thời đó, cứ

nói đến liên doanh thì người ta nghĩ ngay đến việc “cá lớn nuốt cá bé”, khó lòng tạo ra được mối quan hệ bình đẳng trong liên doanh. Những liên doanh giữa các ngân hàng trước đây cũng có không ít trường hợp như vậy. Dù các bên liên doanh cùng đưa ra luận điểm bình đẳng nhưng trên thực tế sau khi hợp nhất, việc tranh chấp quyền điều hành cứ dai dẳng không dứt.

Tôi đi đến kết luận sau nhiều ngày tháng suy nghĩ và đưa ra một đề

sở DDI nắm quyền chủ động điều hành. Điều đó không có nghĩa là tôi chỉ nghĩ tới lợi ích của công ty mình hoặc thực hiện bá quyền. Sau khi hợp nhất, để liên doanh hoạt động suôn sẻ, trong 3 công ty thì công ty nào có kết quả kinh doanh tốt nhất, có nền móng doanh nghiệp chắc chắn nhất thì công ty đó nắm quyền điều hành. Đó là cách tối ưu và cũng là kết quả của quá trình phân tích với thái độ khách quan nhất của tôi.

Nguyên lý, nguyên tắc trong kinh doanh là thế nào? Nó không phải chỉ là lợi nhuận hay bộ mặt của công ty mà là ở chỗ nó phải có ích cho xã hội, có ích cho loài người. Cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm tốt nhất và các dịch vụ tốt nhất – là cái gốc của triết lý kinh doanh và phải trở thành nguyên tắc xây dựng doanh nghiệp. Còn nếu chỉ hợp nhất đơn thuần thì sẽ không thể đạt đến điều này.

Một khi không thể làm rõ trách nhiệm, không nhanh chóng đưa công ty mới vào quỹ đạo ổn định, không có chiến lược đúng đắn trong thời gian dài thì không thể cạnh tranh đúng nghĩa trên thị trường và cũng không thể mang lại lợi ích cho xã hội, cho con người.

Sau khi phân tích suy xét thật khách quan từ góc độ đó, tôi đã đưa ra kết luận: DDI của tôi nắm quyền điều hành là giải pháp tốt nhất. Và tôi đã thuyết phục các đối tác của tôi trên cơ sở thành tâm thành ý, bao gồm cả việc nhìn nhận viễn cảnh của ngành thông tin viễn thông tại Nhật Bản.

Không chỉ có thế. Ngay sau khi hợp nhất, tôi còn đề nghị cổ phần sở

hữu của Toyota chỉ kém cổ phần sở hữu của Kyocera trong liên doanh một chút và đứng thứ hai trong liên doanh. Thành tâm, thành ý của tôi đã thuyết phục được các bên đồng ý tham gia liên doanh. Sau đó, công ty KDDI đã phát triển mạnh mẽ ra sao thì các bạn đều đã rõ.

Con đường tới thành công chính là thực hiện triệt để nguyên lý, nguyên tắc trong kinh doanh: Đặt lợi ích của đối tác lên hàng đầu chứ

không phải lợi ích của mình.

Một phần của tài liệu 5745-cach-song-tu-binh-thuong-tro-nen-phi-thuong-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)