Mài giữa nhân cách và nâng cao tâm hồn Vì sao người Nhật đánh mất vẻ đẹp nộ

Một phần của tài liệu 5745-cach-song-tu-binh-thuong-tro-nen-phi-thuong-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 63 - 64)

Vì sao người Nhật đánh mất vẻ đẹp nội tâm?

Gần đây, người Nhật hình như đã đánh mất một đức tính tốt đẹp là tính khiêm tốn. Người Nhật vốn thường lặng lẽ hòa đồng, công lao thì nhường cho người khác, đạt được thành công thì điềm nhiên như

không, không tự phụ, tự mãn. Nhường nhịn nhau, dành cho người khác trước khi cho mình. Nhã nhặn, khiêm tốn.

Lẽ dĩ nhiên, trong cuộc sống cần phải thể hiện cái tôi của mình, nhưng nếu chúng ta dần quên vẻ đẹp tâm hồn, tiêu biểu là đức khiêm tốn, là một tổn thất to lớn đối với xã hội Nhật Bản. “Quên mất sự khiêm tốn” trở thành nguyên nhân chính dẫn tới việc khó sống ở đất nước này. Thiết nghĩ, không chỉ mình tôi nghĩ như vậy.

Quả thật là việc không được quên, không được đánh mất sự khiêm tốn là một việc không dễ dàng đối với những người bình thường. Ngay như tôi - người đã có một chút vị trí xã hội - không phải lúc nào cũng kìm nén được sự kiêu hãnh. Tôi đã nỗ lực để Công ty Kyocera phát triển đến mức khiến nhiều người phải kinh ngạc trên cơ sở những phát minh kỹ thuật mới và chế tạo các sản phẩm mới trong một lĩnh vực mà lúc ấy hầu như chưa mấy ai biết là gốm công nghệ cao - fi ne ceramic. Cũng như vậy, KDDI đã đạt được sự tăng trưởng khác thường. Mọi người xung quanh hết lời khen ngợi, tâng bốc tôi. Chẳng hạn, ở bất cứ hội nghị nào người ta cũng đề nghị tôi lên ngồi hàng ghế danh dự, đề nghị tôi “cho vài lời vàng ngọc”. Và cứ thế, dù luôn luôn cảnh giác và tự kiềm chế, cũng có lúc tư tưởng tự phụ và kiêu ngạo trỗi dậy trong tôi, cho rằng mình được trọng vọng như vậy là điều đương nhiên vì tôi đã lao động không ngừng nghỉ và đã đạt được thành quả xuất sắc.

Nhưng ngay cả trong những lúc ngây ngất, tôi cũng cảm thấy không

ổn, cần phải chỉnh đốn và xem xét lại hành vi, phát ngôn và tư tưởng của mình. Chưa kể bản thân tôi còn là một tín đồ Phật giáo, vậy mà còn như thế.

Nếu nghĩ cho cùng, năng lực tôi đang có, vị trí tôi đang đạt được đều không phải là sở hữu của tôi, người khác cũng có thể như vậy, chẳng có gì là ngạc nhiên và lạ lẫm cả. Ngoài ra, những gì tôi đã gây dựng thì người khác cũng có thể gây dựng được. Tất cả chỉ là kết quả tất yếu của những ngẫu nhiên, do tôi được trời ban cho một vài năng lực mà tôi chỉ

còn làm mỗi một việc là cố gắng rèn giũa chúng mà thôi. Tôi cho rằng, dù chúng ta là người như thế nào và tài năng ra sao, đều do Trời ban. Vì vậy, dù tôi có năng lực tuyệt vời đến mấy, cùng với những thành công do năng lực đó tạo ra, chúng cũng không phải là của riêng tôi. Do đó, tài năng và thành quả không phải là thứ cá nhân có thể độc chiếm mà phải được đem ra phục vụ xã hội và con người. Điều này cũng có nghĩa là tài năng của cá nhân phải được sử dụng phục vụ cho tập thể, cho cộng đồng. Tôi cho rằng bản chất tốt đẹp của con người được thể hiện thông qua tính khiêm tốn là ở chỗ đó.

Nhưng gần đây, cùng với sự giảm sút các giá trị đạo đức, số người tự

đắc và ngạo mạn vì có đôi chút tài năng ngày càng tăng. Đặc biệt là khuynh hướng độc chiếm thành quả chung cho cá nhân ngày càng trở

nên phổ biến trong xã hội, nhất là trong giới lãnh đạo – những người có quyền thế.

Tại một số công ty có bề dày truyền thống và thành tích, việc liên tục xảy ra những vụ bê bối, tai tiếng - do lơi lỏng trong quản lý, coi nhẹ vấn đề đạo đức cá nhân - vẫn còn tươi mới trong ký ức của chúng ta. Ngay cả

các quan chức nhà nước - những người được nhân dân tin tưởng phó thác nền hành chính công - lương của họ cũng từ tiền đóng thuế của người dân – vẫn có không ít người lợi dụng vị trí của mình để tìm kiếm tư lợi, làm đầy túi riêng. Những người đã lên đến vị trí lãnh đạo các công ty lớn, các tập đoàn lớn, cán bộ, quan chức nhà nước thường là người được trời phú cho những năng lực cao hơn người bình thường. Nhưng cũng chính trong tầng lớp ấy lại thường xuyên xảy ra các vụ bê bối, tham nhũng. Hiện tượng này là kết quả của tư tưởng ích kỷ, muốn độc chiếm thành quả chung về cho riêng mình. Vì những người này nghĩ rằng tài năng hay trí thông minh của mình là thứ sở hữu riêng, thành quả do nó mang lại cũng hoàn toàn thuộc về mình chứ không phải là những thứ phải được chia sẻ như những tặng vật trời cho. Và tài năng của họ chỉ để phục vụ cho dục vọng cá nhân và thói tham lam của họ chứ không phải vì lợi ích chung.

Một phần của tài liệu 5745-cach-song-tu-binh-thuong-tro-nen-phi-thuong-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 63 - 64)