bộ công nhân viên trên cả hai mặt vật chất và tinh thần, đồng thời cống hiến cho sự tiến bộ của xã hội”.
Mục đích kinh doanh của công ty dĩ nhiên là đem lại cuộc sống cho những người làm việc tại công ty, nhưng nếu chỉ có vậy thì việc kinh doanh mới chỉ dừng lại ở sự ích kỷ, tức là chỉ tính toán đến lợi ích của mình. Là một tổ chức hoạt động vì lợi ích công cộng, công ty phải có nghĩa vụ đóng góp cho sự phát triển của xã hội, sự phát triển của nhân loại.
Kyocera đã thực hiện được cả công đoạn sau trong triết lý kinh
doanh của mình. Chính “công đoạn sau” đã thể hiện triết lý kinh doanh: Từ chỗ kinh doanh vì lợi ích cục bộ chuyển sang việc kinh doanh với tinh thần vị tha.
Tôi đã lưu tâm đến phương thức kinh doanh này ngay từ khi công ty mới được thành lập. Mấy năm sau, lúc mà nền móng của công ty đã vững chắc, sau khi trao tiền thưởng cuối năm đến tận tay từng nhân viên, tôi đã đề xuất là mỗi người nên trích ra một phần tiền thưởng lập quỹ từ thiện, đóng góp cho xã hội. Đồng thời, công ty cũng trích ra một khoản tương đương với sự đóng góp của toàn thể cán bộ công nhân viên, gộp chung lại thành quỹ dành cho người nghèo trong dịp Tết.
Mọi người đều tán thành, ai cũng đóng góp một phần tiền thưởng vào quỹ.
Quỹ này là bước đầu tiên của sự nghiệp từ thiện mà Kyocera thực hiện. Tinh thần đó vẫn tồn tại đến tận ngày nay.
Có thể nói, ngay từ buổi đầu thành lập, Công ty Kyocera đã “thực tế
hoá” tinh thần vị tha: Sử dụng một phần kết quả lao động, được kết tinh từ mồ hôi nước mắt của mình để dành cho người khác, dành cho xã hội. Bản thân tôi cũng vậy. Xuất phát từ tâm niệm “Hành vi cao quý nhất của con người là những hành động vì xã hội, vì loài người”, tôi đã lập ra “Giải thưởng Kyoto” vào năm 1985. Tôi trích 200 tỷ Yen từ nguồn cổ
phiếu và tiền mặt tôi có, thành lập Quỹ Inamori và bắt đầu bằng việc lựa chọn và trao giải thưởng cho các nhà khoa học đạt được thành tựu
nghiên cứu xuất sắc, các cá nhân có những cống hiến to lớn cho xã hội trên lĩnh vực kỹ thuật - công nghệ tiên tiến, khoa học cơ bản, văn hóa - nghệ thuật.
Hiện nay, trong các giải thưởng quốc tế trên thế giới thì Giải thưởng Kyoto do tôi đề xướng là giải thưởng được đánh giá cao không kém giải Nobel.
triển Công ty Kyocera – có được là nhờ công sức và sự chi viện của biết bao người. Vì thế, tôi tự nhủ: Mình không được phép giữ riêng tài sản đó. Tài sản có được từ xã hội hoặc tạm giữ cho xã hội hoặc phải được trả
lại cho xã hội. Chính trên tinh thần ấy, tôi lập ra Quỹ Inamori và Giải thưởng Kyoto.
Như vậy, Giải thưởng Kyoto là sự đền đáp cho xã hội đồng thời cũng là thể hiện thực tế tinh thần vị tha - triết học và nhân sinh quan của tôi. Cũng từ sự đánh giá của quốc tế về hoạt động từ thiện, đóng góp cho xã hội của tôi, năm 2003, tôi đã được nhận “Giải thưởng lòng bác ái Andrew Carnegie” do Hiệp hội Carnegie trao tặng. Những người nhận được giải thưởng này trong quá khứ đều là các nhà từ thiện nổi tiếng thế
giới như Bill Gates, George Soros, Ted Turner. Tôi vô cùng vinh dự vì là người đầu tiên ở Nhật Bản nhận được giải thưởng này.
Dưới đây, tôi xin được trích một đoạn trong bài phát biểu của tôi tại buổi lễ trao giải.
“Suốt cuộc đời tôi, cho đến nay, tôi chỉ biết làm việc. Tôi đã lập ra hai công ty Kyocera và KDDI. Thật may mắn, cả hai công ty đều phát triển hơn những gì tôi dự đoán và tôi đã có được tài sản to lớn đến
không ngờ. Nhưng, tôi đồng cảm sâu sắc với lời di chúc của ông Andrew Carnegie: “Tài sản cá nhân phải được sử dụng vì lợi ích xã hội”. Bản thân tôi cũng suy nghĩ như vậy từ trước: “Của cải trời cho phải được sử
dụng vì sự phát triển của cộng đồng, vì sự phát triển của con người”. Và tự tay tôi thực hiện các hoạt động từ thiện vì mục tiêu xã hội.
Tôi đã từng nói: “Phải có “đạo tâm” khi tạo ra tài sản thì cũng phải có “đạo tâm” khi phân phát tài sản”. Và tôi cho rằng, việc sử dụng đồng tiền còn khó khăn hơn việc kiếm tiền. Đồng tiền có được nhờ những nỗ
lực cùng với lòng vị tha thì cũng phải sử dụng nó trên tinh thần vị tha. Theo phương châm đó, tôi đã và đang cống hiến cho xã hội, dù ít ỏi, bằng việc phân phát đúng đắn tài sản riêng của mình.”