Từ Đốc-Đan điền-Xuyên ra Trường cường-sau chân trái, trước chân trái,
Đan điền, sau lưng, lên đầu, ra mũi.
Làm 9 lần/1 lần tập.
Mục đích của bài này là thông hai đường Nhâm Đốc và các đường khí của chân-đặc biệt là kinh Can, Tỳ, Vị để hoạt hóa khí-năng lượng các tạng phủđó. Đồng thời tập cho quen để dẫn đường Đại khí vòng 2 phức tạp hơn.
2.Thu Đại khí vòng 2
Có ba cách dẫn cơ bản: Cách 1:
Cho khí đi từ mũi, đi ngược lên Đốc, đến Bách hội, xuống Đại chùy, thì
chui sang Thiên đột.
Từ Thiên đột đi dọc theo Nhâm, đến ngực thì ngưng hít; xuống Đan điền, tụ khí nhẹ tại Đan điền, rồi đi xuyên ra sau lưng, đi dọc Đốc dưới, qua Trường cường, qua sang mông phải, đi dọc theo mé trong-sau chân phải, xuống Dũng tuyền, đi xuyên bàn chân, đi lên dọc phía trước chân phải,
đến bụng trước, đi vòng sang phía trước chân trái, rồi qua Dũng tuyền
chân trái, vòng ra phía sau chân trái, đi lên lưng, vào Mệnh môn sau lưng, đi dọc theo Đốc lên đến Đại chùy, chui sang Thiên đột ở cổ họng,
đi vòng phía mặt trước tay trái, đến huyệt Quan xung ở ngón tay giữa
trái, đi vòng lên theo đường ngoài tay trái, đến vai trái, chạy vòng sang vai phải, đi qua mặt ngoài tay phải, qua Quan xung tay phải, đi vào mặt trong tay phải, đi lên vai, vào cổ, lên mũi, thở ra.
(Mục đích của đường này là thông Nhâm-Đốc-các kinh âm dương của tay chân; đồng thời không cho khí bẩn đi vào não; cân bằng âm dương khí ngay tại 2 trung tâm là Đại chùy, Thiên đột).
Cách 2:
Gần giống như cách 1-chỉ khác là không cho khí xuống qua Nhâm, mà qua
kinh Can, Đởm của 2 bên, nhằm hoạt hóa năng lượng của 2 kinh rất qua trọng này, nhằm sơ can tiết khí). ( Theo kinh nghiệm, thì ở vòng Tiểu năng, chúng ta đã thông Nhâm Đốc rồi, vòng này không cần thông Nhâm, Đốc,
mà thông các đường kinh khác. Thầy thường tập cách này)
Cách 3:
Ứng dụng cả 2 cách trên: Cho qua Nhâm-Đốc và cả kinh Can-Đởm.
( Hình minh họa cách 3)
Chú ý: Đây là bài tập khó, vì nín hơi, quán khí lâu, người yếu hoặc người chưa
có bạn hướng dẫn, hoặc tập thử và hình dung nhiều lần cho quen, mới dẫn khí.
Phi thường cách:
Là không còn tuân theo bất cứ nguyên tắc nào nữa. Khi đạt trình độ khí công cao cấp, xuất được hồn, khai nhãn huệ, thì hầu như không còn áp dụng bất cứ phương thức nào để dẫn khí nữa. Có thể đưa khí đi theo mọi đường kinh, mọi cách có thể, đến bất cứ nơi nào trên cơ thể, khí nóng, rất nóng, hoặc lạnh mát là do mình. Khí có thể chạy không theo đường cơ bản nào, miễn là được khí, có khí.
Cũng như thiền, không còn phải ngồi thiền, nhắm mắt thiền….mà xả trọc, thả
tâm, thu ý, lim dim mắt đã là thiền, tâm trống, rỗng, mắt mở, hay xuất vía, hồn, bay lên tĩnh lặng hoàn toàn cũng là thiền.
Rồi xuất hồn cũng thế, có thể xuất nhập bất cứ lúc nào, không nhất thiết phải cứ xuất qua đỉnh đầu, mà xuất qua bất cứ chỗ nào trên cơ thể, kể cả…qua sợi tóc!
Luyện Cao Minh công cũng thế, lúc thì bay lên mặt Trời, lúc thì thu khí ở cây, hay lên bất cứ chỗ nào trên Thiên hà. Tóm lại khi đạt trình độ Phi thường cách, thì Linh hồn ta tự do hoàn toàn, như chim sa cá lượn, như mây gió, lúc
thu lúc tán…Đó là, ta thành…Linh hồn ngự trong xác thể rỗng rang! Mỗi là
đang đậu nhờ xác phàm nữa thôi! Khi tu luyện đến trình độ này, mới hiểu thấu Con người là Tiểu Vũ trụ. Thân xác chúng ta y như Vũ trụ, Linh hồn ta là Tiểu Thượng đế. Linh hồn “bay” trong thân xác, có thể như cá bơi trong nước, như chim bay trên không trung, nhìn thấy cả li ti tế bào, độ rung động của nó, hay bay ra khỏi thân xác, nhìn thân xác như hạt cát, hoặc biến mất.
Đến trình độ này, biết là có Luân hồi, có đời Tạm như thế nào, biết là chúng
ta Bất tử như thế nào. Rõ ràng cái chết thân xác không hề ảnh hưởng đến sự
tồn tại của chúng ta. Chúng ta thấy yêu sự sống, kính trọng những giờ phút còn mang xác trần hơn, nhưng không hề sợ chết nữa; kính yêu Nhân loại, chúng sinh hơn và Kính yêu Vua Cha, Mẫu Vương vĩ đại-những người đã cho
chúng ta Linh hồn và Thể xác này! Một ý nghĩ của chúng ta đều làm rung
động không gian, Vũ trụ, sợ làm ác, sợ khổ đau tham lậu, thương nhân loại- những người chưa giác ngộ. Đọc thêm về “Giác ngộ Siêu thoát và Đĩnh ngộ