KHÁC
DŨNG TUYỀN:
Một trong ‘Tam Tài Huyệt’: (Bá Hội (Thiên), Chiên Trung (Nhân), Dũng
Tuyền (Địa). "Dũng" có nghĩa là vọt ra, tràn lên, còn "tuyền" là suối, là nguồn. Dũng tuyền ý muốn nói huyệt nằm dưới lòng bàn chân như một dòng suối, đồng thời lại là nơi tàng chứa chân dương ở phía
dưới của tạng thận. Thận chủ thủy nên nơi đây tựa như một "nguồn nước chảy vọt ra, tràn đầy sức sống".
Đặc Tính:
Huyệt thứ 1 của kinh Thận.+ Huyệt Tỉnh, thuộc hành Mộc.
Huyệt Tả của kinh Thận. + Một trong nhóm ‘Hồi Dương Cửu
Châm’, có tác dụng nâng cao và phục hồi chính khí.+ Một
trong ‘Tam Tài Huyệt’: (Bá Hội (Thiên), Chiên Trung (Nhân), Dũng Tuyền
(Địa).
Vị Trí:
Dưới lòng bàn chân, huyệt ở điểm nối 2/5 trước với 3/5 sau của đoạn
đầu ngón chân thứ 2 và giữa bờ sau gót chân, lỗ hõm dưới bàn chân.Giải Phẫu: Dưới da là cơ gấp ngắn các ngón chân, gân cơ gấp dài các ngón chân, cơ giun, cơ gian cốt gan chân, cơ gian cốt mu chân, khoảng gian
đốt bàn chân 2-3.
Tác Dụng:
Chủ Trị:
Trị gan bàn chân đau hoặc nóng lạnh, kích ngất, động kinh, mất ngủ,
đỉnh đầu đau, họng đau, nôn mửa, Hysteria. Dũng tuyền cũng là rất quan trọng trong dưỡng sinh, Cùng với hội âm nhiều khi dũng tuyền sẽ được lấy làm cửa ngõ của cơ thể với sinh khí của mặt đất. Nhiều khi ngồi thiền, nó là cửa ngõ của cơ thể con người với trời. Chữa chóng mặt, suy nhược thần kinh, khai khiếu, giáng nghịch chỉ ẩu, thanh tâm tả nhiệt, hồi dương cứu nghịch, thường được cổ nhân dùng để chữa các chứng bệnh như: đau nhức, nóng hay lạnh gan bàn chân, chuột rút bàn chân (chữa tại chỗ); đau mặt trong đùi, đau đỉnh đầu, thoát vị, đau sưng họng, đẻ xong không tiểu được, chảy máu mũi, tim đập nhanh... (thần kinh); và chữa toàn thân như hoa mắt chóng mặt, hôn mê, chết đuối, trúng nắng, trúng gió, động kinh, mất ngủ, tiêu khát.
LAO CUNG
(Tay làm việc không biết mệt (lao). Huyệt lại nằm giữa lòng bàn tay (giống như nhà lớn = cung) vì vậy gọi là Lao Cung (Trung Y Cương Mục).
Đặc Tính:
Huyệt thứ 8 của kinh Tâm bào.
Huyệt Vinh, thuộc hành Hoả .
Một trong ‘Thập Tam Quỷ Huyệt’ (Quỷ Quật) dùng trị bệnh tâm thần.
Vị Trí:
Huyệt ở trên đường văn tim của gan bàn tay, nơi khe của ngón giữa và ngón vô danh (ngón 4) chạm vào đường văn này hoặc gấp các ngón tay
vào lòng bàn tay, đầu ngón tay giữa chạm vào đường nếp gấp giữa lòng
bàn tay (đường tâm đạo) ở đâu thì đó là huyệt.
Tác Dụng:
Thanh Tâm Hoả, an thần, trừ thấp nhiệt. Trị mồ hôi tay, eczema ở vùng
bàn tay, vùng tim đau, động kinh, nấc, xoang miệng viêm.
Thường phối huyệt Lao Cung với huyệt Túc Tam Lý (Vi.36) vì Lao Cung thuộc về Tâm Bào Lạc, tính nó mát mà hay đi xuống, vì thế nó có tác dụng điều lý được chứng khí trệ do lao động nặng nhọc gây ra. Lao Cung
cũng có tác dụng làm thưđược những nỗi uất kết do thất tình, nội thường gây nên và nhất là thanh được nhiệt ở vùng ngực và hoành cách mô, mở đường cho Tâm hỏa đi xuống.dùng chung với huyệt Túc Tam Lý có tác dụng tả được hỏa của Tâm lẫn Vị, trấn được nhiệt khí từ dưới xung lên. Các chứng như bứt rứt, phiền muộn, hay nôn mửa, nôn khan, ợ hơi, ợ
chua, nóng mặt, chỉ thích nằm... mà dùng cách phối 2 huyệt này thì đều có công hiệu” (Phối Huyệt Khái Luận Giảng Nghĩa).