Các huyệt quan trọng của Nhâm mạch:

Một phần của tài liệu 5256-luyen-khi-cong-cao-cap---giac-ngo-chan-ly-toi-thuong-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 64 - 67)

1. HỘI ÂM

Đặc Tính:

 Huyệt thứ 1 của mạch Nhâm.

 Huyệt Hội của 3 mạch Nhâm, Xung và Đốc.

 Huyệt Hội của các kinh Âm.

Vị Trí:

Giữa tiền âm và hậu âm (Giáp Ất) hoặc ở giữa bìu dái và hậu môn (đàn

ông) hoặc ở đường sau của âm thần và hậu môn (phụ nữ), huyệt ở giữa

nút đáy chậu (chỗ tụ hội của các nếp da chạy từ hậu môn, phần sinh dục ngoài và 2 bên háng tới).

Chủ Trị:

Trị các bệnh của hệ sinh dục ngoài, bệnh của hậu môn, niệu đạo (niệu

đạo viêm, tiền liệt tuyến viêm), kinh nguyệt không đều, di tinh, điên

cuồng, chết đuối, thượng mã phong.

2. QUAN NGUYÊN

Tên Huyệt:

Huyệt được coi là cửa (quan) của nguyên khí (nguyên) vì vậy gọi là Quan Nguyên (Trung Y Cương Mục).

Tên Khác: Đan Điền.

Đặc Tính:

 Huyệt thứ 4 của mạch Nhâm.

 Huyệt Hội của mạch Nhâm với 3 kinh âm ở chân.

 Huyệt Mộ (chẩn đoán) của Tiểu trường.

 Huyệt Hội của các kinh cân - cơ của Tỳ, Thận và Can.

 Nơi phân chia (tách ra) của mạch Xung và Nhâm (TVấn.34).

 1 trong nhóm 4 Huyệt Hội của khí Âm Dương gồm: Quan Nguyên (Nh.4) + Trung Quản (Nh.12) + Thiên Đột (Nh.22) và Chí Dương (Đc.9) (Thiên ‘Kinh Mạch Biệt Luận’ - TVấn.21).

Vị Trí:

Thẳng dưới rốn 3 thốn, trên bờ xương mu 2 thốn.

Bồi Thận, cố bản , bổ khí, hồi dương, ôn điều huyết thất, tinh cung, khử

hàn thấp, âm lãnh, phân thanh biệt trọc, điều nguyên tán tà, tăng sức, phòng bệnh.

Chủ Trị:

Trị bệnh về kinh nguyệt, đới hạ, vô sinh, di mộng tinh, liệt dương, bụng dưới đau, tiêu chảy, kiết l, tiểu gắt, buốt, tiểu bí, choáng, ngất, nâng cao sức đề kháng, bồi bổ cơ thể, bổ các chứng hư tổn, suy nhược toàn thân.

3. TRUNG QUẢN

Tên Huyệt:

Người xưa cho rằng từ ức (chấn thuỷ) đến lỗ rốn là ống (Quản ) dạ dầy, huyệt ở giữa (trung) đường nối này, vì vậy gọi là Trung

Quản .

Đặc Tính:

 Huyệt Hội của mạch Nhâm với các kinh Tiểu trường, Tam tiêu và Vị.

 Huyệt Hội của Phủ.

 Huyệt Mộ (chẩn đoán) của Vị.

 Huyệt tập trung khí của Tỳ.

 1 trong nhóm 9 huyệt Hồi Dương Cứu Nghịch.

 1 trong 4 huyệt Hội Khí của Âm Dương (Quan Nguyên (Nh.4), Trung Quản (Nh.12), Thiên Đột (Nh.22) và Chí Dương (Đc.9) - theo thiên ‘Kinh

Mạch Biệt Luận’ (TVấn.21).

Vị Trí:

Lỗ rốn thẳng lên 4 thốn hoặc lấy ở điểm giữa của đoạn thẳng nối rốn - và

đường gặp nhau của 2 bờ sườn.

Tác Dụng:

Hòa Vị khí, hóa thấp trệ, lý trung tiêu, điều thăng giáng.

Chủ Trị:

Trị dạ dầy đau, ợ chua, nôn mửa, ăn không tiêu, đầy hơi, bụng trướng, kiết l, tiêu chảy, huyết áp cao, thần kinh suy nhược.

4. ĐẢN TRUNG

Tên Huyệt:

Đản = chất trắng đục, ở đây ví như màng bảo vệ tim. Trung = giữa.

Huyệt ở giữa 2 vú, gần vùng tim, vì vậy, gọi là Đản Trung (Trung Y Cương Mục).

Đặc Tính:

 Huyệt thứ 17 của mạch Nhâm.

 Huyệt Hội của mạch Nhâm với các kinh Tiểu Trường, Tam Tiêu, Tỳ và

Thận.

 Huyệt Hội của Khí.

 Huyệt Mộ của Tâm Bào.

Vị Trí:

Ở điểm gặp nhau của đường dọc giữa xương ức với đường ngang qua 2

đầu núm vú (đàn ông) hoặc ngang qua bờ trên 2 khớp xương ức thứ 5

(đàn bà).

Tác Dụng:

Điều khí, giáng nghịch, thanh Phế, hóa đàm, thông ngực, lợi cách (mô).

Chủ Trị:

Trị ngực đau, hen suyễn, thở kém, nấc, sữa ít, màng ngực viêm, thần kinh liên sườn đau.

5. THIÊN ĐỘT

Tên Huyệt:

Thiên = vùng bên trên; Đột = ống khói. Huyệt có tác dụng làm thông phế khí (qua ống khói), vì vậy gọi là Thiên Đột (Trung Y Cương Mục).

Đặc Tính:

 Huyệt thứ 22 của mạch Nhâm.

 Hội của mạch Nhâm và Âm Duy.

 1 trong 4 huyệt Hội của Khí Âm và Dương (Quan Nguyên (Nh.4), Trung Quản (Nh.12), Thiên Đột (Nh.22) và Chí Dương (Đc.9).

Vị Trí:

Giữa chỗ lõm trên bờ trên xương ức.

Tác Dụng:

Tuyên Phế, hóa đờm, lợi yết (hầu), khai âm (thanh), điều khí.

Chủ Trị:

6. ẤN ĐƯỜNG:

Ấn đường là huyệt vị quan trọng trên cơ thể con người

Vị trí:

(Không thuộc Nhâm). Huyệt ấn đường là điểm nằm chính giữa hai đầu lông mày, nằm trên sống mũi.

Tác dụng:

Chữa các chứng đau đầu, có thể bấm ấn đường để chữa các triệu chứng của cảm cúm. Ít thấy tài liệu ghi về châm cứu ấn đường.

Trong khí công dưỡng sinh, ấn đường được xem như là vùng thượng

Đan điền.

là 1 trong 36 đại huyệt vô cùng quan trọng của cơ thể.

VÙNG ĐAN ĐIỀN:

Pháp ta qui định: là vùng nội khí dưới bụng, tính từ huyệt Thần khuyết (lỗ rốn)-đến huyệt Quan nguyên-thuộc trị quản của Sao 2.

Đây là khu vực 1 nén khí.

Khu vực 2 nén khí là sao 4; khu vực 3 nén khí là sao 6 (học phần cao cấp)

Một phần của tài liệu 5256-luyen-khi-cong-cao-cap---giac-ngo-chan-ly-toi-thuong-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)