- Thiên Y Cự Mô n Nhị Hắc Cự Môn Tuyệt Mạng Phá Quân Thất Xích Phá Quân
CON ĐƯỜNG TU TẬP VÀ GIÁC NGỘ CHÂN LÝ
Thấu Đạo Pháp, theo Chính Pháp và sau đó tu luyện Huyền Pháp
Nay có nhiều tôn giáo, pháp môn tu luyện khác nhau; để thành chính giác có hàng ngàn pháp khác nhau. Nhưng nay có nhiều pháp-tôn giáo suy mạt chính pháp, nên ảnh hưởng đến tu luyện giác ngộ; nếu có được, thì cũng chỉ cho riêng bản thân của họ, không cứu độ được nhiều người-không mang tính toàn thể.
Phật tổ có nói: Thời mạt, tu sỹ độ mình đã khó, nói chi đến độ người.
Nhiều pháp môn khác, học thần thông, nhưng không học được đạo Trời. Nay Pháp của Ta, thấu Đạo Pháp, theo Chính Pháp, mới tu Huyền Pháp có ích, thấu cái lý tưởng mà phấn đấu, vì cái lý tưởng mà tự giác đi theo, tu luyện chứ không trọng thần thông quảng đại cho riêng mình-ích kỷ.
Không tham nhiều đệ tử hô hào ứng đối thời mạt thế, không cần ca tụng pháp chủ, không cần nhiều lời quảng bá. Ta cần học trò tinh Đạo Pháp, thông-theo Chính Pháp và đạt Huyền Pháp-lúc ấy mới cho người ta gọi chính ngôi mình là thầy. Mà gọi hay không gọi không quan trọng, bởi sợ nhất là bị thần thánh hóa, bị thần tượng hóa, thế thì khổ lắm, vì Đạo trong từng người, chưa kính trọng bản thân thì sao kính trọng được ai, trên thì kính Trời-dưới thì kính mình, rồi mới kính được thiên hạ. Kính mình là thế nào? Mình là một tiểu hồn
trong đại hồn, là một nhân linh đã qua bao kiếp, kiếp này phải đạt ngộ hơn kiếp trước, phải là người tốt, tuân theo Đạo Trời mà sống, ấy mới là kính mình. Kính cha mẹ trần là kính trời đất. Nhưng nếu cha mẹ trần mà lỗi đạo, không kính Trời-Cha-cũng là cha của họ thì ta kính Trời, rồi luân theo lý Trời mà cảm hóa lại họ. Và ai cũng thế.
Còn học Pháp, cốt lấy thần thông thôi, không theo Chính Pháp-Ta không cho
đó là học trò, vì họ có theo Ta đâu, học thần thông thì khí công, nhân điện, Phật giáo, Ấn giáo…cũng dạy thần thông. Học thần thông, mà dùng vào mục
đích xấu, thì tai họa khôn lường. Thần thông phải quảng đại. Thời sắp đến, thời mới của loài người, quảng đại là xây đời Đại Đồng, chứ không nói lắm, giảng nhiều, đọc kinh cho rát cổ, cúng bái linh đình, hiểu nhiều biết lắm, lắm khoa học nhưng thô thiển, học cho lắm nhưng ứng dụng vô công…thì cũng
phí một đời, chưa nói đến chuyện vinh thân phì gia, không giúp gì được cho ai.
Vả lại pháp của ta dành cho Thánh Đức hàng vạn năm, cần chi vội trong cái thời mạt này. Nếu Phật tổ hay Chúa Jesus có sống lại thời nay, thì cũng có vô
khối kẻ muốn giết như xưa, nhưng theo cách tàn bạo và đểu cáng hơn trăm
Sau này, Chính pháp được phổ, được tôn trọng, muốn kính Ta thì cứ dựng
Thiên phù lên, có nghĩa là Ta đã theo Cha mà được các vị kính trọng vậy. Chớ
thờ Ta, mà phải thờ Thượng đế. Muôn năm phải thế.
Nên cần nhất của người theo Thiên Đạo là: Yêu thương con người, phải thật sự
yêu thương nhau mới là chính nghĩa. Yêu thương nhân loại cần lao đau khổ; không tham tiền tài, nhưng không khinh vật chất, lấy đạo đời hợp nhất, cần
cù lao động, làm ăn để xây dựng cuộc sống no ấm, bình an, tu tại gia, đạo tại tâm, lấy thiện tính làm căn bản gốc rễ của pháp, thực hiện cứu khổ ban vui bằng chính pháp, chứ không bằng cái việc bắt tà ma, chữa bệnh đơn thuần; không theo chủ nghĩa và lối tu khổ hạnh, diệt dục, mà sống hài hòa theo qui luật tự nhiên, tuân theo định luật vũ trụ. Đó là con đường cùng trở về của loài người thời Thánh Đức.
Không mê tín, vì có khoa học tâm linh chân chính dẫn đường, không cực
đoan, bảo thủ, vì ánh sáng của Cao Minh Thượng Đế soi sáng; không tranh dành lợi danh, uy tín đạo pháp, vì đạo chính không sợ cô đơn, không yếu sức sống; không xa rời cuộc sống, không phân ranh giới với người khác, không xưng tụng, vì Đạo Trời trong từng con người, ai cũng có Thượng đế ở trong bản thể của mình, ai cầu đạo, thì cầu chính mình, tôn trọng mình và tôn trọng chúng sinh mới là tôn trọng Thượng đế; chứ theo đạo, mà gây chiến tranh, bóc lột giết hại chúng sinh, tất là hắc đạo hoặc mượn danh Thượng đế làm càn.
Ai cũng là con Cha con Mẹ, không có Thượng đế của riêng ai hết. Tất cả mọi
tranh đấu, phải trên cơ sởnhân đạo, lấy giáo hóa, thuyết phục trước, sau mới dùng bạo lực, nhưng là bạo lực của cái thiện, quá đi một chút, cực đoan một chút, ngu xuẩn dị mọ một chút, tất thành ác, tai họa khôn lường. Ta có nói sợ nhất là vô minh.
Luyện Huyền Pháp, cần nhất là thái độ chân thành cầu đạo giác ngộ, không
ham đạt thần thông ngay. Muốn đạt thần thông ngay, hãy đi học nhân điện, hay cảm xạ…
Khi thấu Đạo Pháp, Chính Pháp, tự nhiên anh đã hòa với tư tưởng của Thượng
đế và Vũ trụ, thấu lẽ tất yếu của tự nhiên, thì khi đó tu tập mới hòa cái tự
nhiên bản thể của mình và cái tự nhiên bản thể của Vũ trụ-nghĩa là ta hòa với
Vũ trụ là Một.
Ta viết sách, 9 bộ cơ bản xong, mới được Cha khai nhãn, sau khi khai nhãn, mới tu luyện khí để chữa bệnh; còn bắt tà ma, trước khi khai nhãn đúng 12
ngày, Cha dạy 32 phép huyền thuật, khai nhãn xong, bắt tà ngay….
Như vậy, Ta thấu lý Trời trước, mới thấu Huyền Pháp sau; nay dạy học trò, thì
cũng thế. Nhưng học trò có cái may, là có Ta là người trần chỉ dạy trực tiếp, truyền kinh nghiệm, và khác Ta trong học huyền môn, là phải tu tập thiền trước công sau, công rồi mới đến nhãn, còn Ta ngược lại.
Tại sao phải thế, vì bản mệnh Ta được bề trên chuẩn bị, bảo vệ, không sợ tẩu hỏa nhập ma, còn các học trò, nếu không luyện từ cái gốc, thì ắt mang họa.
Khai luân xa-kết hợp thiền trong mọi động tác cuối, mọi bài công pháp đều
tích công năng; khai nhãn đồng thời với học huyền pháp tâm linh, thành siêu
đẳng, khai nhãn xong còn tu luyện cao cấp khác, như Cao Minh Công, Cửu Long huyền công, huyền thuật-cho đến khi thành nhà ngoại cảm siêu
đẳng…Đạt trình độ cứu độ-đạt khả năng giác ngộ cao độ-thấu cái lý thuyết- học thuyết của thầy bằng năng lực thần thông; lại thấy đạo đời hợp nhất; thấu
đạo thì ra sức dạy bảo cho người khác thành đạo tại thế, không cần vào chùa, không cần lên núi tu tiên, không xa rời các nguyên lý cuộc sống và cải tạo xã hội, theo lý tưởng hiện thực cao đẹp.
Đạo Pháp, Huyền Pháp là rất chung cho mọi pháp môn khí công hay huyền thuật khác, vì tựu chung, con người chỉ có Nhâm Đốc kinh và 12 đường kinh chính, 7
Luân xa, một huệ nhãn-một Hạ giới và một quê hương để trở về là Thượng giới.
Một người chính vị sinh ra chúng ta là Thượng đế.
Mọi pháp tu từ xưa đến nay cũng chỉ xoay quanh những điều đó, chỉ hơi khác về phương pháp và mục đích mà thành các môn phái, tôn giáo khác nhau mà thôi. Nay Thiên Đạo ra đời, cũng là đỉnh cao, cũng là kế thừa tinh hoa nhân loại, không khác được, nhưng tính tổng hợp và tính hợp lý, theo qui luật được xác lập trên cơ sở Luật Thiên đình qui định; xét về nội dung, bao trùm được các pháp khác. Muốn hợp nhất nhân loại, Ta nhắc lại: Phải có Đạo Pháp chung, Chính Pháp tiến bộ-xây đời tại thế và Huyền Pháp siêu đẳng, có cả khí công- huyền thuật và tâm công.