Huyệt là nơi hội tụ của 3 kinh âm ở chân (Can, Tỳ,
Thận) vì vậy gọi là Tam Âm Giao.
Đặc Tính:
Huyệt thứ 6 của kinh Tỳ.
Huyệt giao hội của 3 kinh chính Can - Thận - Tỳ. Một trong ‘Lục Tổng Huyệt’ Chủ trị vùng bụng dưới.
Một trong nhóm ‘Hồi Dương Cửu Châm’, có tác dụng nâng cao và phục hồi Dương khí.
Nơi Âm khí hội tụ, do đó, không bao giờ châm khi phụ nữ có thai.
Vị Trí:
Ở sát bờ sau - trong xương chày, bờ trước cơ gấp dài các ngón chân và cơ cẳng chân sau, từ đỉnh cao của mắt cá chân trong đo lên 3 thốn.
Tác Dụng:
Bổ Âm, kiện Tỳ, thông khí trệ, hóa thấp, khu phong, điều huyết, sơ Can, ích Thận.
TÁC DỤNG DƯỠNG ÂM:
Vì là huyệt hội của ba đường kinh âm, đặc biệt là đường kinh Thận nên tác dụng dưỡng âm. Tác dụng rõ nhất của huyệt là bổ Thận âm. Trên thực tế, khi day ấn liên tục từ 7-10 phút trên huyệt, một số người có khí cảm tốt sẽ cảm nhận được một luồng khí lan tỏa theo 2 chiều, hoặc từ
lòng bàn chân và ngón chân cái chạy dọc theo 3 đường kinh đến thận, gan và lách; Hoặc ngược lại từ những cơquan này theo đường kinh thoát ra khỏi cơ thể thông qua lòng bàn chân và các đầu ngón chân. Đây
chính là quá trình xả trược khí và thu thanh khí thông qua các tỉnh huyệt ở chân. Nếu sự tác động đủ mạnh và kéo dài sẽ có sự lan tỏa khí sang các tổ chức và các kinh lạc khác của cơ thể - mà gần nhất sẽ là các phủ có liên hệ biểu lý với 3 tạng Tỳ, Can, Thận, tức dạ dày, túi mật và bàng quang...
TÁC DỤNG ĐIỀU HÒA THẦN KINH :
Sơ tiết Can khí làm thư giải khí uất của Tam âm giao sẽ giúp hóa giải trạng thái tâm lý : “Mọi chứng bệnh đều kèm chứng uất, vậy chữa bệnh phải kèm chữa uất”; chữa “âm hư hỏa vượng.
TÁC DỤNG THANH LỌC VÀ TĂNG CƯỜNG CHUYỂN HÓA CƠ BẢN:
Can Thận chủ hạ tiêu, Tỳ chủ trung tiêu. Do đó, khi tác động vào huyệt Tam âm giao có thể điều tiết toàn bộ quá trình chuyển hóa, thanh lọc và bài tiết ở khu vực này: “Thận chủ bế tàng”, “Can chủ sơ tiết”, “Tỳ chủ
vận hóa” nên Tam âm giao là một trong số rất ít huyệt vị châm cứu có
đặc tính tự điều chỉnh rất cao giữa âm và dương, giữa bất cập và thái quá, giữa hưng phấn và ức chế đối với các lĩnh vực bệnh lý có liên quan; có thể điều chỉnh những rối loạn có vẻ như hoàn toàn đối nghịch nhau như bế kinh, rong kinh, đau bụng kinh, băng huyết.
Trị cẳng chân và gót chân sưng đau, thần kinh suy nhược, liệt nửa người, tiểu bí, tiểu vặt, tinh hoàn viêm, di mộng tinh, liệt dương, kinh nguyệt rối loạn, bụng trướng, da viêm do thần kinh, mề đay phong ngứa.
HỢP CỐC:
Huyệt ở vùng hổ khẩu, có hình dạng giống như chỗ gặp nhau (hợp) của miệng hang (cốc), vì vậy gọi là Hợp Cốc, Hổ Khẩu.
Đặc Tính:
Nguyên huyệt, huyệt hấp thu, châm trong rối loạn mạch Lạc Đại Trường, rối loạn Kinh Cân Đại Trường (khi đau và co thắt).
1 trong Lục Tổng Huyệt trị vùng mắt, đầu, miệng.
Vị Trí:
Ở bờ ngoài, giữa xương bàn ngón 2.
Khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau, huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ ngón cái.
Ngón tay cái và ngón tay trỏ xòe rộng, lấy nếp gấp giữa đốt 1 và đốt 2 của
ngón tay cái bên kia để vào chỗ da nối ngón trỏ và ngón cái (hổ khẩu tay
này, đặt áp đầu ngón cái lên mu bàn tay giữa 2 xương bàn 1 và 2), đầu ngón tay ở đâu, nơi đó là huyệt, ấn vào có cảm giác ê tức.
Tác Dụng:
Trấn thống, thanh tiết Phế khí, thông giáng Trường Vị, phát biểu, giải nhiệt, khu phong.
Chủ Trị:
Trị ngón tay đau, ngón tay tê, bàn tay liệt, cánh tay liệt, đầu đau, răng đau, liệt mặt, amygdale viêm, khớp hàm dưới viêm, mắt đau, cảm cúm, sốt, bướu giáp đơn thuần, làm co bóp tử cung, say tàu xe.
NỘI QUAN:
Huyệt có tác dụng trị bệnh ở ngực, Tâm, Vị...lại nằm ở khe mạch ở tay, vì vậy gọi là Nội Quan (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ:
Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10).
Đặc Tính:
Huyệt thứ 6 của kinh Tâm bào.
Huyệt Lạc.
Huyệt giao hội với Âm Duy Mạch.
Một trong Lục Tổng huyệt trị vùng ngực.
Vị Trí:
Trên cổ tay 2 thốn, dưới huyệt Gian Sử 1 thốn, giữa khe gân cơ gan tay lớn và bé.
Tác Dụng:
Định Tâm, an thần, lý khí, trấn thống, thanh Tâm Bào, sơtam tiêu, định tâm an thần, thư trung, hòa vị, lý khí, trấn thống. Thường được chỉ định chữa các bệnh tại chỗ như đau cẳng tay, cổ tay và các bệnh toàn thân như tim mạch, nôn mửa, mất ngủ, buồn phiền, viêm loét dạ dày tá tràng... Ứng dụng theo kinh thường được dùng để chữa các bệnh đau vùng tim, đau ngực, nóng ruột, bồn chồn... Là yếu huyệt của vùng tâm ngực, có tác dụng làm khoan khoái lồng ngực, hoành cách mô (cơ
hoành), hành khí, tán uất kết..., nên thường được dùng để chữa các bệnh ở tim và ngực. Trị hồi hộp, vùng trước tim đau, vùng ngực và hông sườn đau, dạ dày đau, nôn, nấc, mất ngủ, động kinh, hysteria, xuất tinh sớm, huyết áp cao, thấp, mạch cao, thấp
Theo cổ nhân, nếu kết hợp với Tam âm giao thì có tác dụng tư âm dưỡng huyết, kiện tỳ, ích vị, giao tế được thủy hỏa, quân bình được âm dương... Có thể dùng để chữa các bệnh đau nhức trong xương, đau lưng, ho, ra mồ hôi trộm (đạo hãn), thiếu máu, bế kinh... Quan điểm của các y gia cho thấy Nội quan có tác dụng thanh ở phần trên, Tam âm giao có tác dụng ôn bổ phần dưới..., trước là để hòa dương, sau là cố âm, âm dương hòa thì mới có thể tư sinh hóa dục...
ỦY TRUNG:
Huyệt nằm ở giữa (trung) nếp gấp nhượng chân (uỷ ) vì vậy gọi là Uỷ Trung.
Đặc Tính:
Huyệt thứ 40 của kinh Bàng Quang.
Huyệt Hợp của kinh Bàng Quang, thuộc hành Thổ.
Huyệt xuất phát kinh Biệt Bàng Quang và Thận.
Theo thiên ‘Tứ Thời Khí’ (LKhu.19): Uỷ Trung thuộc nhóm
huyệt dùng để tả nhiệt khí ở tứ chi (Vân Môn [P.2], Kiên Ngung [Đtr.15],
Uỷ Trung [Bq.40], Hoành Cốt [Th.11]). Đau lưng.
Vị Trí: